Dù mới gia nhập vào Việt Nam khoảng gần 1 năm nay, thú chơi đỉa đã và đang được các bạn giới trẻ quan tâm. Việc nuôi đỉa và cho hút máu của mình liệu có tốt hay không chưa bàn đến, nhưng về mặt mỹ cảm cho thấy đây là một trào lưu chẳng có gì đẹp đẽ…

Cho đỉa hút máu, sở thích quái đản

Hầu hết mọi người đều muốn nuôi một con thú cưng trong nhà là chó hoặc mèo. Nhưng dạo gần đây nhiều nam thanh niên lại thích thú với việc nuôi thú cưng khác lạ. Theo sau kỳ đà, rắn, gà cảnh thì đỉa là sự lựa chọn của họ. Hãi hùng làm sao khi các nam thanh niên này cho đỉa hút máu chính mình để nuôi chúng.

Thực tế, trào lưu nuôi đỉa ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã được du nhập vào Việt Nam cũng được gần 1 năm nay. Đỉa được nuôi lớn lên và được chủ nhân mang khoe những con thú cưng kỳ dị và đáng sợ của mình.

{keywords} 

Theo sự chỉ dẫn của người quen chúng tôi đã tìm hiểu, gặp gỡ thì ở Hà Nội có 2 nhóm đang tham gia nuôi đỉa và coi nó như một loài cưng của mình. Nhóm của bạn L. ở Hoàng Mai gồm 6 thành viên chuyên chia sẻ với nhau kỹ thuật nuôi đỉa.

Nguyễn Minh C., một bạn nam đang nuôi đỉa chia sẻ: “Trong hội nuôi đỉa, người nuôi nhiều nhất là L. có 6 con. Con to nhất dài 20cm, chiều ngang rộng khoảng 4cm và nặng khoảng 450g. Kỹ thuật nuôi rất đơn giản chỉ cần về quê tìm 1 con đỉa “trâu” to nhất nhìn phần cuối phình to ra là nó đang chửa mang về cho vào hộp kính vài ngày sau là nó sẽ nở ra con.

Đỉa con lúc đầu nở chỉ là màu trắng sau vài tiếng thì bắt đầu ngả màu sang đen lúc đó chúng tôi chọn vài con rồi cho lên tay để chúng tự hút máu mình. Thời gian cho đỉa ăn là sáng, trưa, chiều, tối.

Đỉa càng lớn thì giảm lần ăn xuống nếu đỉa nặng từ 0,5g thì trở đi thì chỉ cần cho ăn 1 bữa tùy mình. 2 ngày sau mình sẽ phải cho đỉa ăn lại”.

Gặp Cao Nhật L, chúng tôi được cậu chia sẻ lý do đến với thú chơi kỳ dị này. “Thời tôi mới biết lướt mạng thì có thấy việc các bạn trẻ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc… Ấn Độ rầm rộ nuôi đỉa thay bằng việc nguôi các loài động vật khác như chó, mèo…

Tôi tìm hiểu qua thì cũng được biết đỉa cũng là 1 loại thuốc trong y dược. Tôi cũng nghĩ nếu mà được đỉa hút máu mỗi ngày như thế chắc sẽ không ổn nhưng ngược lại với điều đó tôi thấy mình béo hơn” - Cao Nhật L. sinh sống tại Hoàng Mai tiết lộ.

T. Hùng, một bạn nam khác nuôi đỉa cho biết: “Sau khi bám vào da người, loài đỉa sẽ tiết ra một loại chất chống đông máu và gây tê để liên tục hút máu của chủ nhân cho đến khi no nê. Sau khi hút máu no, kích thước của đỉa có thể tăng gấp nhiều lần so với lúc ban đầu, và nó sẽ tự rơi xuống để hưởng thụ bữa ăn.

Tùy vào thời gian, với lượng máu chúng hút vào, đỉa sẽ ngày càng trở nên lớn hơn, và một số con có thể đạt chiều dài tới 40cm. Lúc này chú đỉa của mình có thể to ngang bàn tay”.

Cũng mới đây trên các trang mạng xã hội đã truyền tay nhau đoạn video được quay dưới ánh sáng của một chiếc đèn pin. Con đỉa khổng lồ dài gần 40cm và to gần bằng cổ tay người lớn đang bám chặt vào tay của chủ nhân để hút máu.

Trên cánh tay của thanh niên này cũng chi chít những vết cắn của đỉa, dấu tích của những lần hút máu trước đó.

Dù bị con đỉa khổng lồ bám vào tay và hút máu như vậy, chàng trai vẫn rất bình tĩnh rọi đèn pin để quay phim và không hề có bất cứ biểu hiện sợ hãi hay đau đớn nào.

Theo tờ Mirror của Anh, đoạn video trên được quay ở Nhật Bản, tuy nhiên địa điểm chính xác và danh tính của người thanh niên “khác người” trên vẫn chưa được tiết lộ.

{keywords} 

Nuôi đỉa làm thú cưng: Lợi hay hại?

Tuy nhiên, trái với những gì mọi người thường nghĩ, mặc dù là loài hút máu nhưng đỉa không sống chủ yếu bằng máu người hay các loài động vật, mà chúng thích “ăn tươi nuốt sống” những loài động vật thân mềm nhỏ, chẳng hạn như giun. Một số loài đỉa cũng được sử dụng để phục vụ mục đích y tế, chẳng hạn như để chống đông máu hoặc hút máu trong các cuộc phẫu thuật tái tạo.

Các bác sĩ tin rằng khi sử dụng đỉa để hút lượng máu “dư thừa” ra khỏi bệnh nhân, cơ thể của họ sẽ dược thanh lọc và trở nên khỏe mạnh hơn. Biện pháp này đã được người Ai Cập cổ đại sử dụng từ cách đây 2.500 năm.

Tuy nhiên, nuôi đỉa là một thú chơi khá nguy hiểm, có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng ngoài ý muốn. Trong quá trình hút máu, dịch tiết ra từ mồm đỉa có khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan B, HIV, các bệnh lây lan qua đường máu.

Mới đây, một bệnh viện ở Trung Quốc đã phát hiện ra một con đỉa dài tới 7cm sinh sống bên trong cổ họng của một cậu bé. Con đỉa này đã lọt vào miệng cậu bé sau khi cậu dừng lại uống nước ở một hồ nước trên đường đến trường, và trú ngụ ở đó trong một thời gian dài cho đến khi lớn lên và làm cản trở đường thở của cậu bé.

Do đó, các bạn trẻ cần hết sức lưu ý khi tham gia trào lưu này.

Theo các chuyên gia, đỉa là một sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt. Nó có thân mềm và nhầy phù hợp với việc bơi lội trong nước. Thức ăn của chúng là các phiêu sinh phù du trong nước và trên lá cây. Đỉa hút máu để chuyển hoá thức ăn trong cơ thể.

Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Khi hút máu của người và động vật, nó phải no máu thì mới nhả ra và chỗ miệng đỉa cắn vào da thì vẫn tiếp tục chảy máu do có chất chống đông máu do đỉa tiết ra (chất hirudin).

Để phòng tránh đỉa, khi làm việc tại những nơi có nhiều đỉa, người ta mặc quần áo có tác dụng phòng đỉa cắn như xà cạp tay, xà cạp chân. Nếu bị đỉa cắn rồi do không có các loại có tác dụng làm đỉa nhanh nhả vết hút máu thì có thể dùng nước bọt (nhổ nước bọt vào mu bàn tay của mình - càng nhiều càng tốt) chà lên chỗ đỉa đang bám thì đỉa sẽ nhả ra ngay và nước bọt cũng có tác dụng cầm máu.

Nếu các bà, các chị ăn trầu thì có thể sử dụng vôi bôi vào chỗ đỉa hút máu thì đỉa cũng nhả ra.

Tuy nhiên, khi biết rõ vùng làm việc có nhiều đỉa thì có thể dùng vôi giã với lá trầu không và bồ hóng gói vào một túi, khi bị đỉa cắn dùng túi đánh vào con đỉa một nhát nó bị say và nhả cắn ngay (đỉa có thể bị chết nếu dùng đặc và mạnh).

Ngoài ra, trong dân gian còn có một số cách như dùng lá cỏ lào vò nát đắp vào miệng vết cắn sẽ giúp cầm máu và đỡ ngứa (có thể hái lá và cành non cỏ lào, cỏ tàu bay vò nát, xát vào da từ đầu gối xuống đến khắp bàn chân trước khi lội xuống ruộng có tác dụng làm cho đỉa sợ không dám cắn nữa)…

(Theo PLVN)