- Tọa đàm "Trung tướng - nhà văn Hữu Ước với văn học nghệ thuật" sẽ diễn ra ngày 14/10 tại công viên Ước (thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội), do Trung tâm Bảo tồn Nghiên cứu và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức, GS đạo diễn Hoàng Chương - Tổng giám đốc chủ trì.

"Kiếp người" - tiểu thuyết quan trọng nhất đời văn của Hữu Ước, phát hành 2 tập từ năm 2016: 8/5 ra mắt tập 1 - Sống (497 trang, in 3 vạn cuốn), 8/11 là tập 2 Lửa (399 trang, in 5 vạn cuốn), đều khổ 16x24cm, kỉ lục ở thời suy giảm văn hóa đọc (NXB Văn học), thực sự là hiện tượng gây chú ý trong giới cầm bút trí thức, nghệ sĩ. Viết kịch bản (KB) phim truyện nhựa, sân khấu từ gần 3 thập kỉ trước, Hữu Ước đã đưa đời sống vào cuộc đời mình, thành phim trên giấy. Cuốn phim đời trầm luân, kịch tính, đa cảm và cám dỗ người xem.

{keywords}

Nhà văn Hữu Ước cùng vợ chồng con gái, con trai và hai cháu ngoại.

Các tham luận của nhà thơ TS Vũ Duy Thông, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Việt Chiến, Trần Trương, Vi Thùy Linh; TS Lê Thị Bích Hồng, ĐD NSƯT Lê Chức (Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam), NS Xẩm - Mai Tuyết Hoa, nhà phê bình Bùi Việt Thắng... được tập hợp in thành sách 150 trang. 

{keywords}

Nhà văn Hữu Ước song ca cùng ca sĩ Tùng Dương ca khúc Lời hò hẹn (sáng tác Hữu Ước) tại buổi ra mắt tập 1 tiểu thuyết Kiếp người

Hai công trình lớn của đời ông: Bộ tiểu thuyết 3 tập về cuộc đời và Công viên tâm linh ở Sóc Sơn, vừa có trong tác phẩm lại vừa hòa làm một trong sự kiện hiếm cây bút nào ở Việt Nam làm được.

"Kiếp người" được viết khi tác giả đã qua tuổi "lục thập nhi bất hoặc", trải bao giông bão, thăng trầm, mất mát, khổ đau, vinh quang, danh vọng. Tích tụ cả đời để viết từ máu - nước mắt, với sức viết xứng danh Anh hùng Lao động. "Kiếp người" đã, đang và sẽ tiếp tục được săn tìm không chỉ bởi lời đồn: Đây là tác phẩm mà nhà văn kể về chính đời mình.

{keywords}
 

Kiếp người là cuốn tiểu thuyết đáng đọc trong nền văn học đương đại Việt Nam 2 thập kỉ qua. Đấy là kiếp của chính nhà văn và các phận người ông gặp, gắn bó, biết và chứng kiến. Không đơn giản là tự truyện xây dựng tuyến tính để công chúng thông thường và đồng nghiệp hiếu kỳ có thể rỉ tai nhau: "Đọc đi, đọc để biết đời Hữu Ước!”.

Chuyện về cuộc đời của phóng viên, nhà báo - nhà văn Thanh Hữu, nhân vật chính được nhà văn gọi là "hắn", đại từ hay dùng cho nhân vật phản diện. Với ký ức chân thành như tấm gương lớn soi thấu tận lòng người, bản chất, căn nguyên, Thanh Hữu là nhân vật cực kỳ đặc biệt. 

{keywords}

Nhà thơ Vi Thùy Linh, NS Hoài Oanh, NSND Hoàng Cúc, NSƯT Minh Vượng cùng nhà văn Hữu Ước trong buổi ra mắt tập 1 tiểu thuyết Kiếp người. 

Chàng trai nông thôn vào lính, cầm súng chiến đấu từ Trường Sơn sang Lào và suốt đời là người lính với ý nghĩa tốt đẹp, căn cốt và cháy bỏng nhất của từ này. Thanh Hữu không khi nào bạc nhược, đầu hàng thử thách, hiểm nguy, bẫy hại. Anh lao động, khát khao đóng góp thành quả, tạo nên những dấu mốc không ai làm hoặc không thể làm, bắt chước. 

Lúc nghèo đói hay khi quyền chức, phong lưu, Thanh Hữu đều hào hiệp, nghĩa tình, sống quân tử, đàng hoàng và thông tuệ. Bị tù 3 năm không đáng, anh không oán hận người đã đẩy anh vào khám Chí Hòa. Anh đủ bản lĩnh và khát vọng để làm lại từ đầu hết trận này đến trận khác, vượt trội và bền sáng. Sự đặc biệt trong số phận của Hữu Ước là hy hữu: ở Việt Nam chưa ai từng bị đi tù mà phấn đấu lên hàm Trung tướng như ông, nuôi dạy hai con ngoan ngoãn, du học châu Âu và trở về là những cán bộ Nhà nước có năng lực. Đời Hữu Ước hơn cả tiểu thuyết và tiểu thuyết này chắc chắn là sách để đời của nhà văn. 

{keywords}
Nhà văn, trung tướng Hữu Ước còn có niềm đam mê với hội họa

Quặng nước mắt, bi kịch, khổ đau và mất mát nếm trải, với đa số dễ trở thành vùng chất rắn, miền bỏ quên, hay thành một “kích thích tố” cho sự nghiệt ngã, thậm chí hằn học trong nhân sinh quan. 

Còn với Hữu Ước, lại là miền sinh sôi, phải là sinh sôi thì sau gần 30 năm kể từ khi chịu án tù hy hữu, ông “sinh ra” Thanh Hữu, sinh ra một tiểu thuyết, một tác phẩm văn chương sáng giá và đáng giá như "Kiếp người". Nhựa sống, sự sinh sôi ấy bung nở, khiến tôi quên đi tuổi ngoài lục tuần của ông. Lúc cường lực, thanh xuân nhất, tôi cũng không sánh được về bản lĩnh sống và cầm bút của Hữu Ước.

Tôi rất thích câu này của thi hào Goethe: “Một người giỏi thì luôn thiếu thời gian”. Mấy năm nay, Hữu Ước bận chẳng khác nào hồi còn là Tổng biên tập 5 tờ báo, truyền hình. Làm việc nhiều, ông vẫn biết chơi, vẫn dành thời gian để thưởng thức nghệ thuật, sáng tác. 

Trong lúc viết tiểu thuyết, ông vẫn vẽ tranh, viết nhạc. Âm nhạc luôn ở trong tâm hồn ông như W. Shakespear nhấn mạnh: “Âm nhạc là lương thực của tinh thần, chỉ sau tình yêu”. Trung tướng - nhà văn Hữu Ước trọn đời là một người lính, một nghệ sĩ chân chính sở hữu trọn vẹn cả hai điều trên.

 

Tranh cãi chuyện cháu họ ở nhờ, chồng ném xấp tiền vào mặt vợ

Tranh cãi chuyện cháu họ ở nhờ, chồng ném xấp tiền vào mặt vợ

Sau một hồi tranh cãi vì chuyện mấy đứa cháu lên ở nhờ, chồng em liền cầm xấp tiền ném thẳng vào mặt vợ và nói: 'Cô tiếc tiền phải không? Tiền đấy, cô giữ lấy mà dùng cho thoải mái'.

Linh Linh