Phong cách Đông Dương là một xu hướng thiết kế nội thất phổ biến trong kiến trúc nhà ở. Nó không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng mà còn mang lại cảm giác sang trọng, ấm áp và tinh tế.
Bắt đầu từ những năm 1880 ở thời kỳ tiền thuộc địa, người Pháp vào Đông Dương khai phá đã mang tới phong cách kiến trúc phương Tây bản địa.
Ernest Hébrard, một kiến trúc sư Pháp, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kiến trúc Đông Dương. Ông là giáo sư tại Trường Mỹ Thuật Đông Dương và cũng là một quan chức cấp cao. Ông được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ trách quy hoạch ba quốc gia Đông Dương. Ông đặt tên cho phong cách này là "phong cách Đông Dương" và nhận được nhiều giải thưởng danh giá.
Kiến trúc Đông Dương có đặc điểm đáng chú ý là sử dụng hệ khung bê tông cốt thép mạnh mẽ để chịu lực. Phần khung thường được xây dựng từ thép tiền chế và kết hợp với sứ sành đá màu, ngói ardoise (ngói đá xám chẻ) và gạch hoa văn caro để tạo ra những chi tiết độc đáo và ấn tượng.
Để phù hợp với khí hậu nắng nhiều và mưa lớn ở Việt Nam, phần mái thường được thiết kế nhô ra để che nắng và mưa hiệu quả. Một số công trình kiến trúc Đông Dương sử dụng thiết kế mái cong ở góc, với các góc mái chồng lên nhau theo kiểu truyền thống. Điều này tạo ra sự độc đáo và trang nhã cho mái, và các họa tiết hoa văn thường được trang trí ở đỉnh mái và góc cong, tăng tính thẩm mỹ và trang trí cho công trình.
Mái đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc Đông Dương, đặc trưng và khác biệt so với các phong cách kiến trúc khác. Truyền thống kiến trúc Việt Nam sử dụng mái ngói cho công trình nhỏ và mái bằng cho công trình lớn.
Kiến trúc Đông Dương thường sử dụng nhiều cửa sổ lớn nhằm tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà. Cửa sổ không chỉ mang lại ánh sáng tự nhiên mà còn đảm bảo sự lưu thông không khí, ngay cả khi cửa đóng kín. Hành lang trong kiến trúc Đông Dương thường có nhiều cửa sổ, giúp ánh sáng tự nhiên và gió vào nhà. Điều này tạo sự thông thoáng và cảm giác thoải mái trong không gian sống.
Công trình điển hình ở thời kỳ này có Khách sạn Hanoi Metropole. Được thiết kế mang những đặc trưng của kiến trúc Pháp như hệ cột La Mã theo các trục thống nhất, hệ thống cửa sổ lặp lại một cách cân xứng. Giải pháp che nắng được áp dụng là cửa sổ được xây dịch vào trong một khoảng vừa đủ để giảm lượng nắng vào phòng, đồng thời cánh cửa được thiết kế với các tấm chắn nắng nghiêng xuống theo góc cố định
Công trình nổi tiếng khác không thể không nhắc tới, là Nhà Hát Lớn Hà Nội với thiết kế thống nhất theo hình thức Nhà Hát Opera Garnier tại Paris. Nội thất phía trong là đặc trưng kiến trúc Phương Tây với sàn lát đá cẩm thạch Italy, đèn chùm bằng đồng cùng những bức bích họa kiểu Pháp trên trần nhà.
Kiến trúc Tiền thuộc địa dần dần trở nên một chiều bởi nó không khai thác được văn hóa Phương Đông, cũng bị giới tri thức Pháp phản đối rất nhiều do tính chất áp đặt và đồng hóa mà người Pháp mang đến Việt Nam.
Hòa nhập giữa những công nghệ tiên tiến Phương Tây thời bấy giờ, với một nền văn hóa Phương Đông có bề dày lịch sử lâu đời là điều tất yếu cần thực hiện. Và sự pha trộn ấy đã mang tới phong cách Indochine – Kiến trúc Đông Dương, được thực hiện ngay từ những công trình đầu tiên khi người Pháp tiến hành quy hoạch, cải cách đô thị Việt Nam từ những năm 1920.
Công trình theo phong cách kiến trúc Đông Dương đầu tiên là Trường Đại Học Đông Dương (nay là Đại Học Quốc Gia Hà Nội), nằm trên phố Lý Thường Kiệt, do KTS Ernest Hébrard thiết kế. Công trình được thiết kế tại Pháp, khi thi công ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với bản vẽ, tuy nhiên vẫn giữ được những nét chính của kiến trúc kinh viện Châu Âu.
Ở phía nam, Bưu điện Thành phố được khởi công xây dựng từ năm 1886 đến năm 1891. Công trình do 2 kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux và Henri Auguste Vildieu thiết kế.
Trải qua hơn trăm năm tồn tại, đây là bưu điện lớn nhất Việt Nam vẫn được giữ nguyên thiết kế ban đầu. Trần nhà vòm cung, ở giữa đắp nổi chân dung thần Mercury với vòng nguyệt quế bao quanh, là vị thần tượng trưng cho sự liên lạc của loài người. Bưu điện gợi nhớ đến hình ảnh ga tàu hoả Orsay tại Paris, toạ lạc song hành cùng Nhà thờ Đức Bà tạo thành cụm kiến trúc tương tác, điểm nhấn độc đáo của thành phố.
Nhà hát thành phố toạ lạc tại số 07 Công trường Lam Sơn, Quận 1 do kiến trúc sư Eugène Feret thiết kế và khánh thành năm 1900, là trung tâm giải trí dành riêng cho những vị khách thượng lưu. Trang trí nơi mặt tiền nhà hát chịu ảnh hưởng nghệ thuật của nhà hát Petit Palais được xây cất cùng năm tại Paris. Đặc biệt, nhà hát là công trình duy nhất ở thành phố được lợp bằng dòng ngói Ardoise.
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Auguste Delaval và khánh thành năm 1929. Kiến trúc bảo tàng bố trí nghệ thuật đối xứng tuyệt đối. Hệ thống hành lang rộng, ánh sáng tự nhiên từ sân thiên tỉnh và kiểu cửa sổ sát mái tránh khí hậu nóng ẩm. Tháp bát giác ở giữa phủ sơn vàng, lợp ngói ốp có gắn vật trang trí phong cách Á Đông. Đến nay, bảo tàng trưng bày khoảng 36.000 hiện vật phản ánh lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1945. Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày về những nền văn hóa cổ tại Việt Nam như Óc Eo, Champa, Khmer rất thú vị.
V.v...V.v...
Đi dọc các đô thị lớn ở Việt Nam không khó để thấy, kiến trúc Đông Dương đã trở thành di sản văn hóa đậm đà, mang trong mình những dấu ấn lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nó đại diện cho một phần quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành của xã hội hiện đại.