Mỗi ngày, chúng ta đọc tin tức về tai nạn xe hơi và rất nhiều rủi ro khác trên internet và phương tiện truyền thông xã hội. Nhìn vào tất cả các tin tức đó, có rất nhiều người thấy cần phải tạo cho mình những phương án dự phòng về tài chính nếu bất chợt trong cuộc sống có những biến cố xảy ra.

Và cách phổ biến nhất để mọi người lựa chọn là mua bảo hiểm. Có thể là bảo hiểm thân thể, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe cộ,... miễn là làm cho bản thân cảm thấy yên tâm. Nhiều người cứ nghĩ, mua bảo hiểm đắt tiền nhất sẽ là loại tốt nhất. Nhưng thực tế bạn có thể đang phải chi trả quá nhiều tiền cho những quyền lợi mà bản thân sẽ không bao giờ cần tới.

Có 1 số cách để bạn không bị bội chi trong việc này, mời bạn tham khảo ngay dưới đây.

1. Đã hiểu rõ rủi ro có thể thực sự xảy ra

Kiểm tra ngay 4 điều này để biết bạn có đang bội chi vào bảo hiểm?   - Ảnh 2.

Khi nỗi sợ hãi về những điều chưa biết bao trùm, chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao mức độ rủi ro thực sự của mình. Các sự kiện như bị sát hại, chết trong một vụ tai nạn máy bay hoặc là nạn nhân của khủng bố là rất thấp, nhưng mọi người vẫn cho rằng những sự kiện này có thể xảy đến với mình rất cao.

Việc nghiền ngẫm để tìm ra những rủi ro bạn phải đối mặt do từ cuộc sống hàng ngày có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi mua một hợp đồng bảo hiểm. Việc tìm ra xác suất thống kê thực của một rủi ro cụ thể xảy ra với bạn (hoặc với xe hơi, nhà...) trong suốt cuộc đời, cũng như chi phí liên quan đến việc giảm thiểu rủi ro có thể giúp bạn chọn một chính sách bảo hiểm chỉ cung cấp phạm vi bảo hiểm thực tế bạn sẽ cần. Bằng cách đó, bạn sẽ không cần phải chi thêm 50%-70% tiền cho bảo hiểm. Đó là 1 số tiền quá lãng phí.

2. Mua quá nhiều bảo hiểm kép thừa thãi

Kiểm tra ngay 4 điều này để biết bạn có đang bội chi vào bảo hiểm?   - Ảnh 3.

Trên nền tảng của việc mua bảo hiểm quá hạn mức dựa trên đánh giá quá cao về rủi ro chính là nguyên nhân bạn thường mất tiền mua bảo hiểm gấp đôi. Về cơ bản, điều này có nghĩa là khi bạn mua một hợp đồng bảo hiểm nào đó, bạn có thể bị tư vấn và lôi kéo để mua thêm các điều kiện bổ sung khác.

Ví dụ: Giả sử bạn đang mua một hợp đồng bảo hiểm nhà và có một tùy chọn để thêm bảo hiểm y tế. Nếu bạn đã có bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế khi mua kèm này là dư thừa.

Một ví dụ khác, bạn sẽ thấy các chính sách bảo hiểm du lịch có thể cung cấp bảo hiểm cho đồ đạc trong nhà, thứ mà bạn không cần phải mua nếu bạn đã có một chính sách bảo hiểm nhà. Mặc dù việc theo dõi tất cả các quyền lợi mua kèm bảo hiểm có thể hơi phức tạp, nhưng bạn hãy cố gắng lưu giữ danh sách các hợp đồng bảo hiểm và những gì chúng bảo hiểm để tránh chi tiêu phù phiếm và dư thừa.

3. Chưa tham khảo các loại bảo hiểm khác nhau

Kiểm tra ngay 4 điều này để biết bạn có đang bội chi vào bảo hiểm?   - Ảnh 4.

Mua bảo hiểm hầu như không phải là một trải nghiệm thú vị. Sau một ngày dài làm việc, về nhà để nghiền ngẫm những bảng báo giá bảo hiểm có vẻ vô cùng khổ sở. Tuy nhiên, dành thời gian để tham khảo nhiều loại bảo hiểm khác nhau là một cách giúp bạn bớt bội chi. Nếu bạn gặp khó khăn khi tự mình so sánh, hãy tìm tới những người có chuyên môn hoặc chuyên gia tài chính. Ngoài ra, nghiên cứu thật kỹ khi bạn muốn mua bảo hiểm xe hơi, vì phí bảo hiểm hàng năm rất cao.

4. Mua bảo hiểm trực tuyến thay vì đến đại lý

Kiểm tra ngay 4 điều này để biết bạn có đang bội chi vào bảo hiểm?   - Ảnh 5.

Mục tiêu của đại lý bảo hiểm là khiến bạn mua được hợp đồng đắt nhất vì hoa hồng của họ dựa trên doanh số mà họ tạo ra. Do đó, bạn có thể tránh cái bẫy đó bằng cách mua các hợp đồng bảo hiểm trực tuyến. Có một số công ty bảo hiểm cho phép bạn nhận báo giá trực tuyến và kế hoạch mua hàng ngay từ trang web của họ. Chẳng hạn, bảo hiểm du lịch có sẵn để mua trực tuyến, giúp bạn dễ dàng so sánh giá và tìm một lựa chọn thích hợp trong phạm vi ngân sách của mình.

Đặc biệt, khi mua hàng trực tuyến, bạn có toàn quyền truy cập vào các tài liệu chính sách từ tất cả các công ty bảo hiểm đang so sánh. Những tài liệu này giúp giải thích các quyền lợi của bạn và những gì sẽ hoặc sẽ không được bảo hiểm. Nếu một lợi ích nào đó khiến bạn phải trả thêm phí, bạn có thể quyết định xem điều đó có xứng đáng với số tiền đã bỏ ra hay không.

Theo Thể thao & Văn hóa