Nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang cố tình sử dụng đội tàu cá để thử quyết tâm, đo lường độ kiên nhẫn các bên liên quan cũng như chứng tỏ sức mạnh quân sự.

>>Bắc Kinh gây bất hòa với nhiều "bạn bè" xưa

Tiếp nối bài phân tích về tham vọng của Trung Quốc với ngư trường trên biển Đông, chúng tôi xin giới thiệu phần tiếp theo của công trình nghiên cứu, trong đó tóm lược các kịch bản mà Trung Quốc đã ứng xử với các nước láng giềng thời gian qua, như bài học tham chiếu cho câu chuyện giàn khoan Hải Dương hiện nay.

Tiếng vọng của quá khứ

Các tiền đề ho chiến lược bành trướng của Trung Quốc bắt nguồn từ cuộc xung đột tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, khi Trung Quốc chiếm quần đảo này.

Theo kịch bản, ban đầu, Bắc Kinh tuyên bố họ chỉ quan tâm đến việc bảo vệ quyền tiếp cận các vùng biển đánh cá truyền thống xung quanh quần đảo Hoàng Sa của tàu thuyền đánh cá phía Trung Quốc.  Sau đó, số lượng tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển xung quanh nhóm đảo tăng đột biến.

Lực lượng hải quân xuất hiện ngày càng nhiều hơn, và ngay sau đó là các diễn tiến như lịch sử đã ghi lại [1].

Hai thập kỷ sau, vẫn những chiến thuật đó lại được Trung Quốc áp dụng trong tranh chấp với Philippines. Năm 1995, tàu hải quân Philippines phát hiện và phá hủy những gì mà Trung Quốc hoa mỹ gọi là “công trình của ngư dân” trên một rạn san hô ít người biết đến ở phía đông quần đảo Trường Sa Đông, có tên Vành Khăn, trước đây không nằm trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc [2].

{keywords}
Ảnh: Hoàng Sang
Sau đó, Bắc Kinh đơn phương áp đặt một lệnh cấm đánh cá kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Lệnh cấm này của Trung Quốc diễn ra đúng vào mùa đánh bắt cá cao điểm của Việt Nam và bao trùm cả vùng đặc quyền kinh tế của cả Việt Nam và Philippines, bao gồm phạt tiền, phạt tù, gây thiệt hại cho thiết bị, đâm và đắm tàu thuyền, nổ súng, rồi tịch thu tàu thuyền [3].

Ngày càng dấn tới

Gần đây, số lượng tàu đánh bắt cá Trung Quốc cũng đang xuất hiện với số lượng chưa từng có xung quanh nhóm đảo Natuna của Indonesia, cách Trung Quốc đại lục gần 2000 km. Điều đó càng cho thấy tham vọng bành trướng biển Đông của Trung Quốc là không có điểm dừng.

Tháng 6/2009, hải quân Indonesia bắt giữ 75 ngư dân Trung Quốc trong tám tàu đánh bắt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Natunas, và ngay sau đó đã nhận được một yêu cầu thẳng thừng quen thuộc từ phía Bắc Kinh đòi trao trả những người này ngay lập tức [5].

Phản ứng của Trung Quốc khiến Jakarta lo ngại rằng các yêu sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông có thể cắt ngang cả phần rìa phía bắc vùng đặc quyền kinh tế của Natunas, ngay cả khi Indonesia chưa bao giờ coi Trung Quốc là một một nước láng giềng trong phân định biển [6].

Vụ việc nghiêm trọng hơn một năm sau đó càng khẳng định tham vọng của Trung Quốc là có thật [7].

Để tránh bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc, hay thúc đẩy yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Natunas, chính phủ Indonesia đã công khai hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vụ việc, mặc dù cá nhân các quan chức đều bày tỏ nghi ngại về ý đồ của Trung Quốc và sự phối hợp quá rõ ràng giữa tàu cá xâm nhập và các cơ quan hải dương Trung Quốc [8].

Nếu những hành vi như vậy chỉ giới hạn trong một vùng biển hoặc một quốc gia duy nhất thì không nói làm gì, nhưng thái độ lấn lướt của Trung Quốc  với tất cả các vấn đề lãnh thổ trên biển Hoa Đông và việc họ tích cực sử dụng các đội tàu cá tàu bán quân sự trong tranh chấp với nhiều nước ở khắp Tây Thái Bình Dương, bất chấp các mối quan hệ lịch sử với Trung Quốc ra sao, cho thấy những mưu đồ và toan tính khác[9].

Những năm gần đây, đã có nhiều vụ thiệt mạng trên biển, bao gồm cả vụ đâm chém hai cảnh sát biển Hàn Quốc hồi tháng 12/2011 của một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc [10]. Trong một vụ việc khác, tàu cá Trung Quốc đã  chiến đấu với lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc, sử dụng sào móc thuyền, thanh kim loại và xẻng, buộc các sĩ quan bảo vệ bờ biển đã đáp trả bằng đạn cao su [11].

Những tranh chấp lãnh thổ đang ngày cảng trở nên sôi sục hơn, khi các tàu đánh cá Trung Quốc có nhiều vụ va chạm với  lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản nhiều năm trước. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã khi đó đã cáo buộc Nhật Bản tạo dựng một vụ va chạm giả.  Những vụ tranh chấp này ngày càng nhức nhối vì liên quan đến hai cường quốc lớn nhất khu vực Đông Á, với  nguy cơ lôi kéo cả Mỹ với tư cách là đồng minh của Nhật Bản và nhà bảo lãnh an ninh cuối cùng.

... Khái quát những vụ việc trên để thấy rằng, rõ ràng tần suất, mô hình, phạm vi địa lý rộng lớn các vụ xâm nhập đánh bắt của TQ vừa qua đã cho thấy thực tế là các đội tàu đánh bắt đã  ngầm  được bật đèn xanh để làm ngơ trước tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác trong khu vực để dấn tới.

Nhiều bằng chứng gián tiếp khác cũng cho thấy Bắc Kinh đang cố tình sử dụng đội tàu cá để thử quyết tâm, đo lường độ kiên nhẫn các bên liên quan cũng như chứng tỏ sức mạnh quân sự. Nếu các bên tranh chấp phản đối về mặt ngoại giao hoặc thách thức các tàu cá TQ thì TQ sẽ điều thêm các tàu bán quân sự vào để yểm trợ.

Vậy, giải pháp cần thiết để đối phó với các kịch bản này của Bắc Kinh thế nào?

Kì 3: TQ ngày càng đơn độc

Tác giả: Alan Dupont & Christopher G.Baker. Alan Dupont là Giáo sư giảng dạy chuyên ngành an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, Úc. Christopher G.Baker là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh quốc tế tại Đại học Sydney.

Nguyễn Tính (Theo The Washington Quarterly)

-------------------------------------

Chú thích:

1.    Joshua P. Rowan, “The U.S.–Japan Security Alliance, ASEAN and the South China Sea Dispute,” Asian Survey 45, no. 3 (May/June 2005): 425; M.Taylor Favel, “Power Shifts and Escalation: Explaining China’s Use of Force in Territorial Disputes,” International Security 32, no. 3 (Winter 2007/08): 74; “China’s Strategy in the South China Sea,” Contemporary Southeast Asia 33, no. 3 (2011): 298; and Bruce A. Elleman, “China’s 1974 Naval Expedition to the Paracel Islands,” in Bruce A. Elleman and S.C. M. Paine (eds.) Naval Power and Expeditionary Warfare: Peripheral Campaign and New Theatres of Naval Warfare, (New York: Taylor and Francis, 2011).

2.    Rowan, “South China Sea Dispute,” 421, op. cit.

3.    Carlyle A Thayer, “Southeast Asia: Patterns of Security Cooperation,” in ASPI Strategy Paper (Canberra: Australian Strategic Policy Institute, September 2010), 33–34. See also: Carlyle A. Thayer, “China’s New Wave of Aggressive Assertiveness in the South China Sea,” Paper presented at the Conference on Maritime Security in the South China Sea, at the Center for Strategic and International Studies in Washington, D.C., June 20–21, 2011, pg. 17; and International Crisis Group, “Stirring Up The South China Sea (II),” Asia Report, no. 229 (July 2012): 17.

4.    ICG, “Stirring up the South China Sea (II)” 17, op. cit.

5.    Keith Loveard, “The Thinker: Caution Over Natuna,” The Jakarta Globe, July 2, 2009,http://www.thejakartaglobe.com/archive/the-thinker-caution-over-natuna/.

6.    Made Andi Arsana, “Is China a neighbour to Indonesia?” The Jakarta Post, August 8, 2011,http://www.thejakartapost.com/news/2011/08/08/is-china-a-neighbor-indonesia.html.

7.    Private conversation with a senior Indonesian Defense official in Jakarta, September 27, 2012. The incident occurred on June 23, 2010, 105 kilometers to the east of Natuna Island but well within the island’s EEZ. The Chinese ships were most likely from The Fisheries Law Enforcement Command.

8.    Jim Gomez, “US assures Manila of 2nd warship amid Spratlys row,” The Jakarta Post, November 17, 2011,http://www.thejakartapost.com/news/2011/11/17/us-assures- manila-2nd-warship-amid-spratlys-row.html.

9.    Christian Oliver and Kathrin Hille, “Chinese skipper kills S Korean coast guard,” Financial Times, December 13, 2011, pg. 3.

10.    Jonathan Watts, “South Korean coastguard stabbed to death while seizing Chinese boat,” The Guardian, December 12, 2011, http://www.theguardian.com/environment/ 2011/dec/12/south-korean-coastguard-stabbed-boat.

11.    “Chinese skipper kills S Korean coast guard,” Financial Times. Op. cit.