Ông KemlChi, 62 tuổi, quốc tịch Nhật Bản đến BV K khám do đau tức bụng dưới thời gian dài, đau rát hậu môn, khó khăn trong đại tiện.

Ban đầu, ông KemlChi nghĩ đó là biểu hiện của bệnh lý thông thường đường tiêu hóa nên không đi kiểm tra, đến khi ra ngoài ra máu mới đến BV khám.

Trực tiếp thăm khám, TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, BV K cho biết, bệnh nhân bị ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển, được chỉ định điều trị hóa xạ trị thu nhỏ khối u trước, sau đó sẽ phẫu thuật cắt u.

Ca phẫu thuật vừa được thực hiện thành công, lấy ra khối u kích cỡ 4x5cm. TS Bình cho biết, đây là ca mổ phức tạp bởi khối u tương đối lớn xâm lấn thành chậu, việc phẫu tích gặp nhiều khó khăn, ekip phải thắt mạch máu và chậu trong để tránh chảy máu. Hiện sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định.

{keywords}
Bệnh nhân KemlChi hồi phục tốt sau phẫu thuật


Ông KemlChi sinh sống và làm việc tại Việt Nam 8 năm nay, là kĩ sư làm việc tại công ty xây dựng Kanto, có đầy đủ bảo hiểm tại Nhật Bản cũng như các bệnh viện quốc tế ở Việt Nam. Tuy nhiên ông tin tưởng điều trị tại BV K.

“Nếu quay về Nhật Bản, chồng tôi sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí điều trị. Tại Việt Nam, ông cũng có bảo hiểm ở bệnh viện quốc tế do công ty hỗ trợ nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết tâm chữa trị tại BV K vì tin tưởng vào trình độ chuyên môn, trang thiết bị y tế và các kĩ thuật tiên tiến đang được áp dụng tại đây”, bà Q., vợ bệnh nhân chia sẻ.

TS Bình khuyến cáo, ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với những bệnh lý đường tiêu hóa khác như: Chán ăn, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn, táo bón, đi ngoài ra máu, cảm giác mệt mỏi, cân nặng sụt giảm...

Do vậy ngay khi thấy những biểu hiện bất thường trên, người bệnh cần đến thăm khám để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Đặc biệt, nếu một người mắc hội chứng đa polyp thì hầu hết thành viên trong gia đình đều có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, trong gia đình, nếu có người thân xác định bị ung thư đại trực tràng, cả nhà nên đến BV để tầm soát bệnh ở độ tuổi sớm hơn khuyến cáo.

Tất cả loại đa polyp đại trực tràng nếu không được can thiệp sẽ có khoảng 50% chuyển thành ung thư (từ khi sinh ra đến khi 40 tuổi). Nếu sống đến 70 tuổi, hầu hết trở thành ung thư.

Sau khi cắt polyp, tuỳ thuộc vào số polyp nhiều hay ít, tùy theo yếu tố nguy cơ cao hay thấp, người bệnh cần soi lại đại tràng định kỳ mỗi 1-3 năm.

Thúy Hạnh

8 người trong gia đình mắc ung thư, cảnh báo căn bệnh di truyền không thể bỏ qua

8 người trong gia đình mắc ung thư, cảnh báo căn bệnh di truyền không thể bỏ qua

Ung thư đại trực tràng là một trong số ít ung thư có tính di truyền. Nếu bố mẹ, anh chị em mắc bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh của các thành viên khác sẽ tăng lên.