Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) khuyến cáo, người tham gia các phương tiện công cộng như xe buýt, taxi, máy bay, tàu hỏa bắt buộc phải tuân thủ quy định '5K" của Bộ Y tế. 

{keywords}
Hành khách ngồi giãn cách 2m khi đi xe buýt

Đối với hành khách: Khi bản thân có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở không tham gia các phương tiện giao thông công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh đặc biệt trước khi lên xe và sau khi xuống xe.

Suốt hành trình di chuyển, tất cả mọi người trên xe phải che kín miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Hạn chế chạm tay đưa rửa vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt, nói chuyện, ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng.

Khi nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có các biểu hiện như sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời và tránh tiếp xúc gắn với hành khách đó.

Sau khi kết thúc chuyến đi, nếu xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, liên hệ đường dây nóng của Y tế địa phương để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện công cộng bạn đã đi. Cài đặt và bật ứng dụng truy vết Bluezone.

Đối  với người điều khiển và phục vụ các phương tiện công cộng: Trước khi làm việc cần theo dõi sức khỏe bản thân, nếu thấy sốt, ho, khó thở phải chủ động cách ly, đến ngay cơ sở y tế và báo cho đơn vị quản lý. Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho ca làm việc: nước uống, ly riêng, khăn giấy, khẩu trang, dung dịch vệ sinh tay, quần áo, túi đựng rác..

Trong khi làm việc cần chủ động thực hiện và nhắc nhở hành khách thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K. Mở cửa sổ để phương tiện vận chuyển được thông gió tự nhiên. Hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ. Yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.

{keywords}
Hành khách được tiếp viên xe buýt yêu cầu rửa tay bằng dung dịch vệ sinh để khử khuẩn

Cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh. Thông báo ngay cho cán bộ y tế và đơn vị quản lý nếu phát hiện bản thân hoặc hành khách có sốt, ho, khó thở. Nhận khách với số lượng dưới 50% sức chứa.

Sau khi kết thúc ca làm việc cần dọn vệ sinh, vứt bỏ rác thải vào đúng nơi quy định. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Thay quần áo trước khi về nhà, đựng trong túi kín, giặt sạch. Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều.

Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở: Người dân cần đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở vị trí trong nhà nhưng phải giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2m.

Tiếp theo là gọi điện thoại đến cơ quan y tế địa phương/ Bộ Y tế 19009095 để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Xuyên suốt qua trình này phải đeo khẩu trang; che kín mũi, miệng khi ho.

Đồng thời, người bệnh phải rửa tay thường xuyên; sử dụng riêng đồ dùng cá nhân, hạn chế sử dụng phương tiện công cộng. Thông báo với những người liên quan biết thông tin về tình trạng bản thân. Tuyệt đối không được đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học. 

Từ ngày 18/5 đến nay, TP.HCM ghi nhận 5 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Hai ca mắc Covid-19 là bệnh nhân 4514, nam 35 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, người khác là nữ, 34 tuổi, ngụ quận 7, đồng nghiệp với bệnh nhân 4514. 3 ca mắc Covid-19 tại TP.HCM là ba mẹ con người phụ nữ bán hàng ăn ở quận 3.

Các nhà khoa học đã tiến hành giải mã nhanh bộ gene virus SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân và khẳng hai bệnh nhân 4583 (quận 7) và 4514 (thành phố Thủ Đức) có cùng một nguồn lây do biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ) gây ra.

Bệnh nhân 4780 trong chùm 3 ca của quận 3 nhiễm biến chủng Anh, là chủng đang lưu hành tại Đà Nẵng và Hà Nam, hiện đã lây lan ra các tỉnh khu vực miền Trung.

Đây là lần đầu tiên TP.HCM ghi nhận sự lưu hành đồng thời của cả hai biến chủng được cho là có khả năng lây lan nhanh ở các ca bệnh trong cộng đồng.

Trước tình hình dịch Covid-19 có chiều hướng bất ổn, phức tạp UBND TP.HCM đã quyết định tạm dừng bán tại chỗ quán ăn nhỏ ven đường và chỉ bán mang về nhà để phòng, chống dịch. UBND TP.HCM cũng chỉ đạo Sở TT&TT phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, nhắc nhở người dân hạn chế ra đường khi không cần thiết.

 

TP.HCM nâng cấp độ chống dịch cao nhất ở bệnh viện, phòng khám

TP.HCM nâng cấp độ chống dịch cao nhất ở bệnh viện, phòng khám

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu bệnh viện, phòng khám phải nâng mức cảnh báo lên cấp độ cao nhất và tập trung triển khai 10 hoạt động ưu tiên để phòng, chống dịch Covid-19.  

TP.HCM khuyến cáo dân cảnh giác cao độ vì ai cũng có thể là F0

TP.HCM khuyến cáo dân cảnh giác cao độ vì ai cũng có thể là F0

Ngành Y tế TP khuyến cáo người dân cần cảnh giác cao độ vì ai cũng có thể là F0, luôn thực hiện 5K theo quy định   

Tuấn Kiệt