Một khung pháp lý đủ mạnh vừa là công cụ răn đe, quản lý các tập đoàn đa quốc gia, vừa là chiếc gậy phép thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
Chiều 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra buổi hội thảo Chia sẻ Khung pháp lý về nền kinh tế số giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Buổi hội thảo được tổ chức nhờ sự phối hợp của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cùng Viện Xã hội thông tin Quốc gia Hàn Quốc (KISDI).
Đây là một phần trong thoả thuận hợp tác giữa Bộ TT&TT cùng KISDI về Chương trình chuyên gia tư vấn Hàn Quốc năm 2017 và Phát triển khuôn khổ pháp luật ICT trong nền kinh tế số.
Mục tiêu của dự án lần này là nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển khung pháp lý cho nền kinh tế số ở Việt Nam. Những người thực hiện dự án hy vọng sẽ có thể hỗ trợ nhất định cho phía Việt Nam trong việc hoạch định chính sách để điều chỉnh nền kinh tế số.
Nền kinh tế số là động lực của sự phát triển
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nền kinh tế số. Tuy nhiên bản thân nền kinh tế số đã lớn đến mức trở thành chính nền kinh tế của chúng ta hiện nay. Đó là vì CNTT đã được áp dụng trong mọi ngành nghề của cuộc sống.
Theo ông Sangwon Kom Giám đốc Viện Xã hội thông tin Quốc gia Hàn Quốc: “Về mặt bản chất, dù được gọi với cái tên mỹ miều là những con rồng châu Á, các quốc gia như Hàn Quốc hay Singapore kỳ thực chỉ là những con hổ giấy. Sự khác biệt giữa nhóm Các quốc gia mới nổi (NIC) và nhóm các quốc gia thuộc khối G7 nằm ở giá trị thặng dư.
Nếu không có đổi mới, sáng tạo với sự phát triển của nền kinh tế số thì Hàn Quốc vẫn chỉ là một con hổ giấy. |
Ở những quốc gia công nghiệp mới nổi NIC thì sự tăng trưởng do yếu tố đầu vào chứ ko phải do sức mạnh nội tại. Do đó, cần phải phát triển nền kinh tế số bởi nó đem lại tốc độ tăng trưởng cao, chu trình nhanh và tạo ra đầu vào để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Bản thân Hàn Quốc cũng đã phải trải qua sự chuyển đổi kinh tế từ phụ thuộc đầu vào sang phát triển năng lực sáng tạo”.
Chính vì lẽ đó, cả hai đơn vị đã có sự thống nhất chung về việc nền kinh tế số là một động lực để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và tạo ra công ăn việc làm cho xã hội.
Pháp luật là vũ khí, cũng là gậy phép để phát triển quốc gia
Khung pháp lý là một thành tố quan trọng của nền kinh tế số. Nếu có một khung pháp lý phù hợp, nó sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi giữa nền kinh tế và nền kinh tế số diễn ra một cách mau chóng và mạnh mẽ hơn ở Việt Nam.
Ông Hoàng Anh Tú, Vụ phó Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT) chia sẻ về thực trạng phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo chia sẻ của các chuyên gia, giáo sư, luật sư đến từ KISDI, để có thể phát triển nền kinh tế số, Hàn Quốc đã tạo ra chính sách điều chỉnh an sinh xã hội và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hướng tới mục tiêu của mình.
Trong quá trình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều đạo luật để quản lý từng lĩnh vực nhỏ trong ngành nội dung số, Trong đó có luật văn bản điện tử, luật giao dịch điện tử và luật chữ ký số để hỗ trợ giao dịch điện tử. Tầm nhìn của chính phủ Hàn Quốc là phát triển thương mại điện tử. Bên cạnh đó, cần tiến tới việc thay đổi nhận thức để công nhận văn bản điện tử cũng có giá trị như trên giấy tờ.
Đại diện Hàn Quốc cũng chia sẻ rằng cần phải có một khung pháp lý để cùng hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của cả thị trường trong nước và quốc tế. Vì nếu đơn độc, sẽ rất khó để áp đặt được các chính sách quản lý đối với những tập đoàn xuyên biên giới như Alibaba, Uber hay Google.
Hàn Quốc cũng đã từng không thành công trong việc điều tiết các doanh nghiệp như vậy. Từ 7 năm trước, nước này đã bắt đầu đưa ra một khung hợp tác để kiểm soát các công cụ tìm kiếm xuyên quốc gia. Sau khi chính sách này được đưa ra, nó đã gặp phải sự phản đối dữ dội từ phía Google.
Tại buổi hội thảo về khung pháp lý trong nền kinh tế số, các chuyên gia Hàn Quốc đã chia sẻ cho phía Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng chính sách. Ảnh: Trọng Đạt |
Google không tuân thủ các chính sách pháp luật của nước sở tại. Đáp trả lại những phản ứng đó, công cụ tìm kiếm này sau đó đã có thứ hạng rất thấp khi khảo sát bởi người dùng Hàn Quốc. Chính bởi lý do này, Google đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề. Họ đã phải đặt một trung tâm hỗ trợ tại Hàn Quốc để tiếp nhận các khiếu nại từ phía người dùng.
Theo các chuyên gia Hàn Quốc, đây là một kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kiểm soát hoạt động của các tập đoàn xuyên biên giới. Chính bởi không thể điều tiết cứng, hãy dùng điều tiết mềm để tác động đến các tập đoàn đa quốc gia.
Một điều quan trọng khác là cần phải đảm bảo tính trung lập về công nghệ. Bản thân Hàn Quốc cũng từng phạm sai lầm. Ví dụ như trong lĩnh vực chữ ký điện tử, Hàn Quốc từng ra quy định bắt buộc dùng công nghệ mã hoá RSA. Điều này vô tình tạo ra giới hạn công nghệ, ngăn cản sự sáng tạo và phát triển của các doanh nghiệp chữ ký số.
Bên cạnh đó, một trong những kinh nghiệm của Hàn Quốc là việc khuyến khích cung cấp dịch vụ công thông qua nền tảng cổng thông tin điện tử portal. Khi mọi người thấy hiệu quả sử dụng, điều này sẽ đem đến sự thuận lợi trong các chính sách nhằm phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Trọng Đạt
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là thời cơ thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc
Vietnam ICT Summit 2017 không đơn thuần chỉ là diễn đàn về CNTT - Truyền thông, mà còn là nơi thể hiện ý chí của người dân và Chính phủ trong việc triển khai cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Khai mạc Vietnam ICT Summit 2017, hướng đến Cách mạng Công nghiệp 4.0
Vietnam ICT Summit là diễn đàn cấp cao về CNTT - Truyền thông, nơi quy tụ những thành tựu và ý tưởng thúc đẩy sự phát triển của cả lĩnh vực ICT tại Việt Nam năm 2017.
Người Việt đã có thể mua hàng qua Zalo Pay, trả phí BOT tự động
Khi mua hàng qua Zalo Pay và thu phí BOT tự động được triển khai, người dùng sẽ không cần phải mang theo ví tiền, cũng như không còn tình trạng trả tiền lẻ khi đi qua các trạm thu phí.
Nhân lực CNTT Việt Nam cần có kỹ năng của công dân toàn cầu
Việc hoàn thiện chuẩn kỹ năng CNTT sẽ góp phần phát triển những kỹ năng của một công dân toàn cầu, tạo ra nguồn nhân lực hướng đến Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Quyết liệt ngăn chặn SIM rác, tin nhắn rác quay trở lại
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu Cục Viễn thông đẩy mạnh công tác thu hồi SIM kích hoạt sẵn, nhất là trong những tháng cuối năm.