Chính phủ vừa ban hành Nghị định về quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, trong đó việc xử lý trách nhiệm khi để không thu hồi được các khoản nợ được đề cập rõ ràng.

Nghị định quy định vốn vủa EVN bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại EVN, vốn do EVN tự huy động và các loại vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

{keywords}
EVN phải có trách nhiệm thu hồi các khoản nợ.

EVN được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước đầu tư, các loại vốn khác, các quỹ do EVN quản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN theo quy định; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo theo đúng quy định cho chủ sở hữu, Bộ Tài chính về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc trường hợp sai phạm khác để thực hiện giám sát theo quy định.

Ngoài ra, đối với việc quản lý các khoản nợ phải thu, Nghị định cũng đưa ra nhiều yêu cầu chặt chẽ.

Theo đó, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc EVN có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được.

“Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định thì Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc sẽ bị miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của EVN từ 2 lần trở lên. Trường hợp không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của Nhà nước tại EVN thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu và trước pháp luật”, Quy chế nêu rõ.

Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, EVN có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan. Số còn lại được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào chi phí kinh doanh của EVN.

L.Bằng