Năm 2010, UBND thành phố Đà Nẵng lần đầu công bố kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT của thành phố và bắt tay xây dựng hệ thống thông tin chính quyền điện tử trên nền tảng mã nguồn mở. Sau khi được Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, chuyển giao giải pháp nền tảng về chính quyền điện tử eGov Framework, Đà Nẵng đã phối hợp phát triển thêm nền tảng Chính phủ điện tử phù hợp với điều kiện địa phương trong suốt 2 năm. Chi phí bỏ ra khoảng 630.000 USD, ít hơn rất nhiều so với con số 13 triệu USD mà Hàn Quốc phải bỏ ra cho eGov Framework.

Đà Nẵng sẵn sàng chuyển giao nền tảng Open eGov Platform để các địa phương khai thác, hợp tác với các nhà tư vấn và doanh nghiệp khác xây dựng nền tảng Chính phủ điện tử phù hợp cho riêng mình. Hiện tại, nhiều địa phương cũng đã bắt tay vào xây dựng khung kiến trúc điện tử theo mô hình của Đà Nẵng và do Đà Nẵng chuyển giao. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ ông Trịnh Minh Châu, Phó Giám đốc Sở TT&TT Bến Tre, dù biết rằng mô hình chính quyền điện tử từ Đà Nẵng nhiều ưu việt, nhưng không phải địa phương nào cũng có thể xây dựng theo mô hình này. Khó khăn trước tiên là về mặt kinh tế. Như ở tỉnh Bến Tre, chưa nói đến chính quyền điện tử, việc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước còn nhiều khó khăn và hạn chế do nguồn kinh phí chưa đáp ứng được việc triển khai ứng dụng CNTT và hướng tới xây dựng chính quyền điện tử. Theo thông tin từ Tỉnh, tổng kinh phí dành cho triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà  nước giai đoạn 2011 – 2015 chỉ đạt 23,8 tỷ đồng (trên tổng số 5 dự án). Ngoài ra, lực lượng chuyên trách về CNTT còn thiếu, yếu và chưa được bồi dưỡng định kỳ hàng năm.

Trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh sẽ đầu tư mạnh hơn vào hạ tầng kỹ thuật và cả ứng dụng CNTT. Cụ thể, Bến Tre dự kiến sẽ đầu tư khoản kinh khí khoảng 92 tỷ đồng cho cả đầu hạ tầng và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh trong vòng 5 năm từ 2016 – 2020.

Khó khăn tiếp theo mà tỉnh phải đối mặt đó là nguồn nhân lực CNTT ở tỉnh còn nhiều hạn chế. Với tổng số 37 cán bộ CNTT công tác ở 28 đơn vị sở, ngành, địa phương cấp huyện, trong đó có hơn một nửa là kiêm nhiệm thì Bến Tre khó có thể có nguồn nhân lực để vận hành bộ máy chính quyền điện tử như mô hình Đà Nẵng đã xây dựng và chuyển giao.

Tuy nhiên, ông Châu cũng cho biết, tỉnh sẽ xây dựng chính quyền điện tử dựa trên những điều kiện riêng của địa phương. Cụ thể, theo kế hoạch xây dựng Chính quyền điện tử vừa được ban hành, tỉnh Bến Tre phấn đấu xây dựng một nền hình chính điện tử đồng bộ, hiện đại từ cấp tỉnh đến cơ sở, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, tạo môi trường làm việc ổn định, an toàn thông tin, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc,...đồng thời cung cấp dịch vụ công trực tuyến đáp ứng nhu cầu thực tế phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.

Theo đó, Tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương phải chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai ứng dụng và phát triển CNTT tại đơn vị, địa phương mình phụ trách xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Ứng dụng CNTT được tăng cường trong tất cả lĩnh vực nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, ưu tiên ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Bến Tre phấn đấu đến cuối năm nay sẽ hoàn thành xây dựng khung kiến trúc Chính quyền điện tử với mạng truyền số liệu chuyên dụng được kết nối 100% đến các sở, ngành và địa phương được vận hành và khai thác hiệu quả. Cụ thể, tỉnh Bến Tre sẽ xây dựng khung kiến trúc Chính quyền điện tử phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam trên cơ sở tuần theo mẫu dề cường kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh do Bộ TT&TT hướng dẫn để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với tình hình của tỉnh.

Đồng thời, khung kiến trúc này cũng đảm bảo khả năng kết nối, liên thông, tích hợp và chia sẻ thông tin một cách thông suốt, hiệu quả giữa các cấp, ngành, địa phương trên địa bản tỉnh.

Mục tiêu ngắn hạn từ nay đến cuối 2017, 100% các sở, ngành sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành; 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước dưới dạng điện tử đồng thời hệ thống quản lý văn bản và điều hành được kêt nối, liên thông trong nội bộ tỉnh cũng như liên thông được với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

Đến 2020, tỷ lệ máy tính trên cán bộ cấp huyện đạt 100% và cấp xã đạt tổi thiểu 80%. Trong đó, nguồn nhân lực CNTT được chú trọng với 100% cán bộ sở, ngành, địa phuông có cán bộ kiêm nghiệm hoặc chuyên trách về CNTT. Đồng thời, 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến đạt mức độ 3 và lựa chọn một số dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 để nâng cấp thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các Cổng thông tin điện tử thành phần được hoàn thiện và tích hợp vào hệ thống Cổng thông tin điện tử quốc gia.

Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo hướng mở rộng đến cấp xã. Triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng phục vụ kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành từ cấp tỉnh đến cấp xã; Thực hiện nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu cúa tỉnh phục vụ nhu cầu triển khai các ứng dụng CNTT; Triển khai mạng mẽ ứng dụng CNTT vào quản lý cán bộ công chức;…

Để làm được điều này, trong thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung tăng cường hoạt động ủa Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh, nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo về ứng dụng CNTT; Bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến ứng dụng, phát triển CNTT; Bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Quan trọng, Tỉnh sẽ đẩy mạng triển khai hình thức thuê dịch vụ CNTT từng phần hoặc trọng gói để cung cấp dịch vụ công tực tuyến. Để đảm bảo an toàn an ninh thông tin va chat lượng dịch vụ trong quá trình lựa chọn odoanh nghệp và lựa chọn doanh nghiệp có năng lực và nghệp vụ, xác định giá thuê tạm thời đồng thời đảm bảo các quy trình thuê dịch vụ phải thực hiện đúng quy định.