Theo KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, ở các nước không ai làm đồng bộ một đô thị cực lớn vỉa hè toàn bằng đá. Nó tạo ra sự lạnh làm cho đô thị thiếu thân thiện. Trong khi đó, chính vỉa hè của Hà Nội còn chưa đồng bộ thi công hạ ngầm còn đang chậm thì hoạt động thi công lát đá vỉa hè vẫn được tiến hành.

Những ngày vừa qua, hàng loạt tuyến phố Hà Nội được đào lên để lát vỉa hè bằng đá tự nhiên. Trao đổi về việc lát đá tự nhiên tại vỉa hè nhiều tuyến phố ở Hà Nội, ông Trần Việt Trung - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thành phố có chủ trương lát đá vỉa hè trên các tuyến phố để thực hiện năm kỷ cương hành chính trật tự văn minh đô thị.

{keywords}
Vỉa hè lát đá trên phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn bong tróc, rạn vỡ sau hơn 1 năm đưa vào sử dụng.

Được biết, để đảm bảo tính đồng bộ, văn minh và sử dụng lâu bền các công trình hạ tầng, ngày 23/4/2016, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các dự án hạ tầng trên địa bàn thành phố phải thiết kế đồng bộ hào kỹ thuật hạ ngầm đường dây, cáp điện lực, viễn thông, cấp nước… Trong đó, yêu cầu vật liệu lát vỉa hè, bó vỉa là vật liệu tự nhiên, kết cấu bền vững đảm bảo sử dụng 50-70 năm.

{keywords}
{keywords}
Vỉa hè trên đường Nguyễn Trãi được lát đá quanh khu vực chân nhà chờ đường sắt trên cao chưa hoàn thiện.

Căn cứ theo chỉ đạo của thành phố, Sở Xây dựng đã có văn bản gửi tới các đơn vị sản xuất, cung cấp vật liệu lát hè trên địa bàn thành phố đề nghị xây dựng phương án sản xuất phù hợp với quy định hiện hành. Được biết, giá thành lát đá vỉa hè dưới 500.000 đồng/m2. Trước mắt, áp dụng tại 12 quận nội thành.

Các tuyến phố như Nguyễn Trãi, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Du, Quang Trung, Bà Triệu…được lát loại đá tự nhiên, thay thế vật liệu gạch trước đây. Ghi nhận tại một số địa bàn, nhiều vị trí đá tự nhiên đã có nhiều vết nứt.

{keywords}
Công nhân thi công tại khu vực nhà chờ đường sắt trên cao khi vỉa hè xung quan đã được lát đá xong.

Trao đổi với PV VietNamNet, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, chủ trương lát đá vỉa hè của Hà Nội là tư duy đúng trong xây dựng văn minh đô thị. Tuy nhiên, vị Chánh văn phòng Hội Kiến trức sư Việt Nam cũng đặt ra nhiều vấn đề việc khi chọn đá tự nhiên.

Thứ nhất, lát vỉa hè bằng đá tự nhiên tạo ra sự không thân thiện cho vỉa hè trong khi đó xu hướng của thế giới ngày hôm nay là thân thiện với môi trường thì việc dùng đá tự nhiên là chúng ta đã vô tình hoặc cố tình khai thác nguồn đá thiên nhiên. Thứ hai, lát đá là hạn chế sự thẩm thấu nước mưa đó là điều phải nhìn nhận. Mặc dù bây giờ mọi người nói rằng không trơn trượt nhưng sau một thời gian sẽ trơn trượt. Thứ ba là tốn kém. Đá thì chắc chắn đắt hơn vật liệu không nung rồi. Việc dùng gạch hay đá lát vỉa hè Hà Nội rất cần được cân nhắc trước khi triển khai đại trà để tránh lãng phí” – ông Tùng phân tích.

Lý giải về hiện tượng đá tự nhiên được “quảng cáo” tuổi thọ 70 năm đã nhanh chóng bị vỡ nát, hư hỏng sau vài tháng được lát, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, lát đá trên vỉa hè còn phụ thuộc vào lớp bê tông phía dưới.

“Do dưới lớp đá lát tự nhiên là lớp bê tông, nhiều khi lớp bê tông còn liên quan tới trạm điện, gốc cây trên vỉa hè. Chính điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng lớp đá. Chất lượng lát đá vỉa hè có đảm bảo hay không thì phụ thuộc vào lớp bê tông này”, ông Trung lý giải.

Trong khi đó theo KTS Phạm Thanh Tùng, khi lát đá tự nhiên phải đòi hỏi về kỹ thuật lát đá rất tốt. Muốn lát đá thì phải tạo lớp bê tông bề mặt lớp bề mặt đó phải đảm bảo rất phẳng và công nhân phải có tay nghề kỹ thuật nếu chỉ cần để hở hoặc vênh thôi thì đá rất dễ vỡ vì đặc tính đá rất giòn. Trong khi đó vỉa hè hiện nay của chúng ta thiếu sự quản lý đồng bộ giữa các ngành như điện, nước… nên anh cứ lát vào thì có người đào lên. Đào xong sự hoàn trả lại không như bình thường nên việc “đá bền vững 70 năm” vỡ sau vài tháng là chuyện bình thường.

“Và một điều cực kỳ quan trọng là chúng ta thi công đại trà trên một diện rất rộng cho nên thiếu sự giám sát về kỹ thuật. Ở các nước không ai người ta làm đồng bộ một đô thị cực lớn vỉa hè toàn bằng đá. Nó tạo ra sự lạnh làm cho đô thị thiếu sự ấm cúng và thân thiện. Việc sử dụng vỉa hè của chúng ta hiện nay cũng rất tùy tiện. Ô tô đỗ trên vỉa hè, xe máy rồi tất cả…Đó là vấn đề của quản trị đô thị. Phải có kỹ thuật và phải có giám sát nếu không chúng ta sẽ lãng phí rất lớn. Nó là hàng nghìn tỷ đồng” – ông Tùng nhấn mạnh.

{keywords}

(Ảnh: Vỉa hè khu vực sông Tô Lịch đoạn Định Công - Hoàng Mai)

“Vỉa hè không phải chỉ lát đá mới đẹp. Chúng ta có thể lát đá ở vài khu vực quanh hồ Gươm, khu đi bộ để tạo điểm nhấn. Vỉa hè phải thân thiện chứ không phải lát đá đại trà như này. Chỉnh trang đô thị không phải màu sắc viả hè phải thật sáng mà nó sạch sẽ, đừng đi xe lên vỉa hè biến vỉa hè thành gara ô tô. Một vỉa hè cũng như đặc trưng của khu phố tạo cho đô thị lịch sử của nó không phải cứ 2-3 năm lại đào lên làm lại.Trong khi đó Hà Nội còn có nhiều việc phải làm” – KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam. 

Hồng Khanh 

HN tiếp tục thay đá vỉa hè 'bền vững 70 năm' dù nát sau vài tháng

HN tiếp tục thay đá vỉa hè 'bền vững 70 năm' dù nát sau vài tháng

Chỉ sau một thời gian ngắn, đá tự nhiên lát trên vỉa hè Hà Nội bị vỡ nát, bong tróc. Ở một số tuyến phố vẫn tiếp tục thay lớp gạch cũ bằng loại đá này.

Hà Nội lên tiếng vụ đá vỉa hè “bền vững 70 năm” vỡ nát

Hà Nội lên tiếng vụ đá vỉa hè “bền vững 70 năm” vỡ nát

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã thông tin về việc đá tự nhiên có tuổi thọ 70 năm mới lát trên vỉa hè nhưng đã nhanh chóng xuống cấp

Hà Nội: Vỉa hè lát đá độ bền 70 năm mới dùng vài tháng đã xuống cấp

Hà Nội: Vỉa hè lát đá độ bền 70 năm mới dùng vài tháng đã xuống cấp

Thông tin từ nhà chức trách cho rằng, loại đá tự nhiên này có giá trị sử dụng lên đến 70 năm, nhưng theo quan sát, một số vị trí đã bị bong tróc, hư hỏng chỉ sau vài tháng sử dụng.