Xin hỏi để hợp đồng có giá trị pháp lý, làm cơ sở khởi kiện trong trường hợp người vay không trả nợ thì cần đáp ứng yêu cầu gì? Chúng tôi chỉ ký tên mà không lăn tay, không công chứng thì hợp đồng có giá trị không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì hợp đồng vay tài sản không bắt buộc phải lập văn bản, cũng không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực hợp đồng.  Bộ luật Dân sự 2015 tại  Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo Điều 400 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng có thể giao kết bằng lời nói hoặc văn bản. Cụ thể,  quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 43. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Do đó quy định pháp luật không bắt buộc việc cá nhân cho vay tài sản phải có công chứng. Căn cứ các qui định của Bộ luật Dân sự nêu trên, hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không cần phải công chứng, chứng thực, chỉ cần giao kết bằng văn bản hai bên ký hoặc bằng hành vi là có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải chấp hành.

Nếu một bên vi phạm thì bên kia có quyền khởi kiện tới tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.Tuy nhiên, cá nhân cho vay muốn đảm bảo tính pháp lý hợp đồng vay tài sản của mình thì các bên nên lập thành văn bản có công chứng. Khi đó, nếu có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng cho vay tiền này sẽ có giá trị pháp lý như một chứng cứ để yêu cầu khởi kiện tại Tòa án.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014:

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Điều 5 Luật Công chứng 2014 cũng xác định giá trị pháp lý của những văn bản có công chứng như sau:

“Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Có nên mua nhà chỉ có sổ hồng photo công chứng?

Có nên mua nhà chỉ có sổ hồng photo công chứng?

Căn nhà tôi định mua, người chủ sở hữu chỉ có một giấy photo công chứng sổ hồng và giấy viết tay của người chủ trước. Vậy giờ tôi muốn mua nhà này cho đúng thủ tục và pháp luật thì phải làm thế nào?