Đánh giá tổng quát về thị trường Tết Nhâm Thìn 2012, Bộ Tài chính cho biết: Lượng hàng hoá dồi dào, sức mua tăng thấp, không có những cơn sốt giá đột biến.
Hàng Việt chiếm lĩnh thị trường
Theo đánh giá từ Bộ Tài chính: Hàng hóa trên thị trường những ngày giáp và cận Tết nhiều, tăng hơn những tháng bình thường khoảng 20% - 30%; sau Tết hàng hóa cung ứng ra thị trường vẫn lớn. Khối lượng hàng hóa đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hình thức đẹp, khá hấp dẫn người tiêu dùng. Nhìn chung hàng hoá lưu thông thông suốt và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn cả nước; không có địa phương nào để xảy ra tình trạng thiếu hàng hoá so với nhu cầu của người dân.
Điểm nổi bật của Tết năm nay là hàng sản xuất trong nước đã “lên ngôi” chiếm lĩnh được thị trường, làm cho hàng hoá nhập khẩu phục vụ Tết giảm mạnh. Cụ thể, ở các siêu thị, trung tâm thương mại lớn hàng hóa sản xuất trong nước chiếm thị phần tới 90% - 95% như: bánh kẹo, đồ uống, các loại mứt, trái cây, thực phẩm khô (tôm mực, miến, mộc nhĩ, măng…), lương thực, thực phẩm, hàng may mặc. Đáng chú ý là có những nhóm hàng gần như độc quyền chiếm lĩnh thị trường, dễ thấy nhất như: thực phẩm chế biến, thuỷ, hải sản đông lạnh, gạo…
Sở dĩ như vậy vì sản phẩm trong nước đã có uy tín, chất lượng không kém hàng ngoại, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… mà giá lại rẻ hơn hàng nhập (nhiều loại hàng ở TPHCM như đồ uống, bánh kẹo, dầu ăn, thực phẩm… rẻ hơn hàng nhập khẩu cùng loại từ 15% - 20%).
Bên cạnh đó, các loại dịch vụ phục vụ Tết, nhất là phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp trước, trong và sau tết cũng được các doanh nghiệp vận tải chủ động huy động tăng thêm đầu phương tiện, tăng chuyến, mở thêm tuyến đáp ứng nhu cầu đi lại của lượng khách tăng từ 7% - 10% so với Tết Tân Mão năm 2011. Các loại vật tư, hàng hóa thiết yếu cho sản xuất, đời sống như điện, xăng dầu… đảm bảo đầy đủ, ổn định trong suốt dịp Tết.
Cũng theo đánh giá từ Bộ Tài chính: Sức mua trên thị trường bắt đầu tăng từ ngày 23 tháng Chạp (Tết ông Công ông Táo) nhưng tốc độ tăng chậm, chỉ tăng 12% - 15%, thấp hơn mức tăng 20% - 25% của Tết năm trước. Những ngày sau Tết sức mua còn giảm thấp hơn do người tiêu dùng đã chuẩn bị nhiều loại hàng từ những ngày trước Tết để tiêu dùng sau Tết.
Tuy thị trường hoạt động có những diễn biến tích cực như trên, nhưng bên cạnh đó cũng còn khá nhiều bất cập như các hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu diễn ra phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng; hàng giả, hàng kém chất lượng (thực phẩm, mỹ phẩm, tân dược…) bày bán xen lẫn hàng thật như: khoảng 30% số gas đóng bình trên thị trường là giả (theo Hiệp hội gas Việt Nam), thành phố Hà Nội kiểm tra thu giữ và tiêu huỷ 1,45 tấn phủ tạng, 23 tấn giò bốc mùi hôi thối, hơn 8.000 chai rượu lậu cùng hàng chục tấn bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TPHCM kiểm tra xử lý 151 vụ vi phạm về kiểm dịch gia súc gia cầm; ngành đường sắt phát hiện nhiều vé tàu Tết giả, TP Hồ Chí Minh phát hiện gian lận trong pha chế xăng dầu… Trong tháng giáp Tết, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra: 2259 vụ, phát hiện và xử lý 1945 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất tiêu thụ hàng giả…
Không có những cơn sốt giá đột biến
Về diễn biến giá cả hàng hóa, dịch vụ, Bộ Tài chính cho rằng: Nhìn chung giá cả thị trường trong dịp Tết chỉ tăng nhẹ, không có những cơn sốt đột biến về giá xảy ra. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2012 cả nước - thời gian giáp Tết - (tính từ ngày 15/12/2011 đến ngày 15/1/2012) chỉ tăng 1% (hai trung tâm tiêu thụ lớn của cả nước có mức tăng thấp hơn: thành phố Hà Nội: 0,96%, TPHCM: 0,89%). Đây là mức tăng thấp so với mức tăng của tháng giáp Tết Âm lịch khoảng gần 10 năm trở lại đây.
Tiếp đến những ngày cận Tết, giá thị trường về tổng thể có nhích tăng nhẹ, nhưng giữa các nhóm hàng, mặt hàng có những biến động trái chiều nhau: một số loại hàng hoá, dịch vụ cơ bản do Nhà nước còn kiểm soát giá được giữ ổn định (điện, xăng dầu, than, dịch vụ giáo dục, các mặt hàng được trợ cước, trợ giá, các loại thuốc chữa bệnh thông thường…), có loại giảm như: dịch vụ viễn thông, nhiều loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá cơ bản bình ổn và thấp hơn giá thị trường khoảng từ 5% - 10%, thậm chí nhiều siêu thị có hệ thống rộng ở nhiều tỉnh không chỉ giữ giá bán hàng ổn định mà còn thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá cho nhiều mặt hàng.
Tuy nhiên,tại hệ thống chợ dân sinh trong cả nước (khu vực chiếm thị phần lớn nhất) thì giá biến động tăng, nhưng mức tăng không lớn. Nếu so sánh giá hàng hoá những ngày cận Tết (ngày 28, 29 tháng Chạp) với khoảng thời gian trước Tết ông Công, ông Táo thì giá gạo tẻ thị trường cơ bản bình ổn, giá gạo thơm tăng nhẹ: thị trường các tỉnh phía Bắc tăng từ 3% - 5%, ở các tỉnh phía Nam tăng khoảng 1%. Giá các loại thực phẩm cũng không tăng nhiều: giá thịt lợn hơi tăng từ 5% - 7%, thịt lợn mông sấn tăng từ 9% - 10%, thịt bò thăn tăng từ 5% - 10%, gà ta còn sống tăng từ 5% - 6%, thuỷ hải sản tăng từ 5% - 10%; giá các loại rau củ quả ở các tỉnh phía Nam cơ bản bình ổn, các tỉnh phía Bắc tăng từ 3% - 5%; hàng thực phẩm công nghệ (rượu bia, bánh mứt kẹo,…) tăng từ 5% - 7%...
Sau khi nghỉ Tết ngày mồng một (ngày 23/1 dương lịch), ngày mồng hai Tết, một số siêu thị lớn có hệ thống trong cả nước đã mở cửa khai trương bán hàng trong buổi sáng như: Co.opMart, VinatexMart, Lote Mart, Vissan,…; hệ thống chợ sân sinh ở nhiều nơi cũng đã bắt đầu bán hàng. Từ ngày mồng 3 Tết trở đi hệ thống các cửa hàng thương mại, các chợ dân sinh đã mở cửa bán hàng nhiều hơn.
Đặc điểm của thị trường những ngày sau Tết là: Lượng hàng hóa vẫn nhiều nhưng khối lượng người mua chưa đông, sức mua vẫn thấp. Hàng hóa được mua, bán chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như: thủy sản, thịt gia súc, thịt gia cầm, rau củ quả. Về giá cả ở các siêu thị cơ bản vẫn giữ bình ổn giá như những ngày trước Tết.
Trên thị trường tự do và hệ thống chợ dân sinh, đáng chú ý là chỉ có hàng ăn vào ngày mồng một, mồng hai và mồng ba ở Hà Nội có mức tăng giá khá cao: phở, bún giao động từ 50.000 - 70.000 đồng/bát tăng gấp 2 - 3 lần ngày thường, ở một số tỉnh phía Bắc tăng khoảng 50%, ở một số tỉnh phía Nam tăng khoảng 20%... Các loại hàng hóa khác khi các chợ bắt đầu bán hàng từ ngày mồng 2, mồng 3 có tăng nhẹ: Ở TPHCM và một số tỉnh phía Nam, rau củ quả tăng từ 3% - 5% so với ngày giáp Tết, thực phẩm khô, nước giải khát… giá vẫn ổn định như trước Tết. Ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, giá ổn định như trước Tết, chỉ có giá rau xanh tăng từ 5% - 10% (tùy loại)… Đến ngày mồng 4 và ngày mồng 5 tết, giá đã bắt đầu có xu hướng giảm trên thị trường cả nước, tuy nhiên chưa trở lại mức giá của những ngày bình thường.
Giá cước vận tải hành khách bằng phương tiện ôtô ở nhiều tỉnh, thành phố thực hiện phụ thu thêm từ 20% - 60% giá vé chiều đông khách để bù cho chiều chạy ngược lại ít khách, giá giữ nguyên. Ngành đường sắt áp dụng chính sách phụ thu thêm từ 10% - 39% giá vé chiều đông khách, giảm 50% giá vé chiều vắng khách…
(Theo Dân trí)
Hàng Việt chiếm lĩnh thị trường
Theo đánh giá từ Bộ Tài chính: Hàng hóa trên thị trường những ngày giáp và cận Tết nhiều, tăng hơn những tháng bình thường khoảng 20% - 30%; sau Tết hàng hóa cung ứng ra thị trường vẫn lớn. Khối lượng hàng hóa đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hình thức đẹp, khá hấp dẫn người tiêu dùng. Nhìn chung hàng hoá lưu thông thông suốt và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn cả nước; không có địa phương nào để xảy ra tình trạng thiếu hàng hoá so với nhu cầu của người dân.
Điểm nổi bật của Tết năm nay là hàng sản xuất trong nước đã “lên ngôi” chiếm lĩnh được thị trường, làm cho hàng hoá nhập khẩu phục vụ Tết giảm mạnh. Cụ thể, ở các siêu thị, trung tâm thương mại lớn hàng hóa sản xuất trong nước chiếm thị phần tới 90% - 95% như: bánh kẹo, đồ uống, các loại mứt, trái cây, thực phẩm khô (tôm mực, miến, mộc nhĩ, măng…), lương thực, thực phẩm, hàng may mặc. Đáng chú ý là có những nhóm hàng gần như độc quyền chiếm lĩnh thị trường, dễ thấy nhất như: thực phẩm chế biến, thuỷ, hải sản đông lạnh, gạo…
Sở dĩ như vậy vì sản phẩm trong nước đã có uy tín, chất lượng không kém hàng ngoại, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… mà giá lại rẻ hơn hàng nhập (nhiều loại hàng ở TPHCM như đồ uống, bánh kẹo, dầu ăn, thực phẩm… rẻ hơn hàng nhập khẩu cùng loại từ 15% - 20%).
Bên cạnh đó, các loại dịch vụ phục vụ Tết, nhất là phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp trước, trong và sau tết cũng được các doanh nghiệp vận tải chủ động huy động tăng thêm đầu phương tiện, tăng chuyến, mở thêm tuyến đáp ứng nhu cầu đi lại của lượng khách tăng từ 7% - 10% so với Tết Tân Mão năm 2011. Các loại vật tư, hàng hóa thiết yếu cho sản xuất, đời sống như điện, xăng dầu… đảm bảo đầy đủ, ổn định trong suốt dịp Tết.
Cũng theo đánh giá từ Bộ Tài chính: Sức mua trên thị trường bắt đầu tăng từ ngày 23 tháng Chạp (Tết ông Công ông Táo) nhưng tốc độ tăng chậm, chỉ tăng 12% - 15%, thấp hơn mức tăng 20% - 25% của Tết năm trước. Những ngày sau Tết sức mua còn giảm thấp hơn do người tiêu dùng đã chuẩn bị nhiều loại hàng từ những ngày trước Tết để tiêu dùng sau Tết.
![]() |
Hàng siêu thị được người dân ưa chuộng (ảnh minh họa). |
Tuy thị trường hoạt động có những diễn biến tích cực như trên, nhưng bên cạnh đó cũng còn khá nhiều bất cập như các hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu diễn ra phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng; hàng giả, hàng kém chất lượng (thực phẩm, mỹ phẩm, tân dược…) bày bán xen lẫn hàng thật như: khoảng 30% số gas đóng bình trên thị trường là giả (theo Hiệp hội gas Việt Nam), thành phố Hà Nội kiểm tra thu giữ và tiêu huỷ 1,45 tấn phủ tạng, 23 tấn giò bốc mùi hôi thối, hơn 8.000 chai rượu lậu cùng hàng chục tấn bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TPHCM kiểm tra xử lý 151 vụ vi phạm về kiểm dịch gia súc gia cầm; ngành đường sắt phát hiện nhiều vé tàu Tết giả, TP Hồ Chí Minh phát hiện gian lận trong pha chế xăng dầu… Trong tháng giáp Tết, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra: 2259 vụ, phát hiện và xử lý 1945 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất tiêu thụ hàng giả…
Không có những cơn sốt giá đột biến
Về diễn biến giá cả hàng hóa, dịch vụ, Bộ Tài chính cho rằng: Nhìn chung giá cả thị trường trong dịp Tết chỉ tăng nhẹ, không có những cơn sốt đột biến về giá xảy ra. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2012 cả nước - thời gian giáp Tết - (tính từ ngày 15/12/2011 đến ngày 15/1/2012) chỉ tăng 1% (hai trung tâm tiêu thụ lớn của cả nước có mức tăng thấp hơn: thành phố Hà Nội: 0,96%, TPHCM: 0,89%). Đây là mức tăng thấp so với mức tăng của tháng giáp Tết Âm lịch khoảng gần 10 năm trở lại đây.
Tiếp đến những ngày cận Tết, giá thị trường về tổng thể có nhích tăng nhẹ, nhưng giữa các nhóm hàng, mặt hàng có những biến động trái chiều nhau: một số loại hàng hoá, dịch vụ cơ bản do Nhà nước còn kiểm soát giá được giữ ổn định (điện, xăng dầu, than, dịch vụ giáo dục, các mặt hàng được trợ cước, trợ giá, các loại thuốc chữa bệnh thông thường…), có loại giảm như: dịch vụ viễn thông, nhiều loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá cơ bản bình ổn và thấp hơn giá thị trường khoảng từ 5% - 10%, thậm chí nhiều siêu thị có hệ thống rộng ở nhiều tỉnh không chỉ giữ giá bán hàng ổn định mà còn thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá cho nhiều mặt hàng.
Tuy nhiên,tại hệ thống chợ dân sinh trong cả nước (khu vực chiếm thị phần lớn nhất) thì giá biến động tăng, nhưng mức tăng không lớn. Nếu so sánh giá hàng hoá những ngày cận Tết (ngày 28, 29 tháng Chạp) với khoảng thời gian trước Tết ông Công, ông Táo thì giá gạo tẻ thị trường cơ bản bình ổn, giá gạo thơm tăng nhẹ: thị trường các tỉnh phía Bắc tăng từ 3% - 5%, ở các tỉnh phía Nam tăng khoảng 1%. Giá các loại thực phẩm cũng không tăng nhiều: giá thịt lợn hơi tăng từ 5% - 7%, thịt lợn mông sấn tăng từ 9% - 10%, thịt bò thăn tăng từ 5% - 10%, gà ta còn sống tăng từ 5% - 6%, thuỷ hải sản tăng từ 5% - 10%; giá các loại rau củ quả ở các tỉnh phía Nam cơ bản bình ổn, các tỉnh phía Bắc tăng từ 3% - 5%; hàng thực phẩm công nghệ (rượu bia, bánh mứt kẹo,…) tăng từ 5% - 7%...
Sau khi nghỉ Tết ngày mồng một (ngày 23/1 dương lịch), ngày mồng hai Tết, một số siêu thị lớn có hệ thống trong cả nước đã mở cửa khai trương bán hàng trong buổi sáng như: Co.opMart, VinatexMart, Lote Mart, Vissan,…; hệ thống chợ sân sinh ở nhiều nơi cũng đã bắt đầu bán hàng. Từ ngày mồng 3 Tết trở đi hệ thống các cửa hàng thương mại, các chợ dân sinh đã mở cửa bán hàng nhiều hơn.
Đặc điểm của thị trường những ngày sau Tết là: Lượng hàng hóa vẫn nhiều nhưng khối lượng người mua chưa đông, sức mua vẫn thấp. Hàng hóa được mua, bán chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như: thủy sản, thịt gia súc, thịt gia cầm, rau củ quả. Về giá cả ở các siêu thị cơ bản vẫn giữ bình ổn giá như những ngày trước Tết.
Trên thị trường tự do và hệ thống chợ dân sinh, đáng chú ý là chỉ có hàng ăn vào ngày mồng một, mồng hai và mồng ba ở Hà Nội có mức tăng giá khá cao: phở, bún giao động từ 50.000 - 70.000 đồng/bát tăng gấp 2 - 3 lần ngày thường, ở một số tỉnh phía Bắc tăng khoảng 50%, ở một số tỉnh phía Nam tăng khoảng 20%... Các loại hàng hóa khác khi các chợ bắt đầu bán hàng từ ngày mồng 2, mồng 3 có tăng nhẹ: Ở TPHCM và một số tỉnh phía Nam, rau củ quả tăng từ 3% - 5% so với ngày giáp Tết, thực phẩm khô, nước giải khát… giá vẫn ổn định như trước Tết. Ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, giá ổn định như trước Tết, chỉ có giá rau xanh tăng từ 5% - 10% (tùy loại)… Đến ngày mồng 4 và ngày mồng 5 tết, giá đã bắt đầu có xu hướng giảm trên thị trường cả nước, tuy nhiên chưa trở lại mức giá của những ngày bình thường.
Giá cước vận tải hành khách bằng phương tiện ôtô ở nhiều tỉnh, thành phố thực hiện phụ thu thêm từ 20% - 60% giá vé chiều đông khách để bù cho chiều chạy ngược lại ít khách, giá giữ nguyên. Ngành đường sắt áp dụng chính sách phụ thu thêm từ 10% - 39% giá vé chiều đông khách, giảm 50% giá vé chiều vắng khách…
(Theo Dân trí)