Không chỉ quảng cáo dự án, rao bán nhà đất bằng spam tin nhắn mô giới bất động sản còn sử dụng đa dạng các kênh từ các ứng dụng OTT đến “dội bom” người dùng bằng Facebook…

Tấn công người dùng Facebook

Thời điểm cuối năm giáp Tết Nguyên Đán với áp lực về chỉ tiêu doanh số, nhiều mô giới bất động sản lại tiếp cận với khách hàng bằng cách cần mẫn “tấn công” người dùng bằng spam tin nhắn. Việc một ngày nhận được 5 – 10 tin nhắn quảng cáo sim số, dự án bất động sản đã không còn là chuyện lạ với người dùng.

{keywords}
Các tin nhắn “tấn công” người dùng Facebook (Ảnh minh họa)

Chị T.Nga (Đống Đa – Hà Nội) cho biết, những ngày cuối năm công việc nhiều mà hàng ngày lại nhận cả chục tin nhắn mời chào mua các dự án BĐS, biệt thự nghỉ dưỡng khắp cả nước đã bực mình rồi. Có hôm đang trong cuộc họp với nhân viên thì nhận được tới mấy cuộc điện thoại chỉ tòa mời chào hết biệt thự đến căn hộ cao cấp. Cứ cầm máy lên nghe thấy em ở sàn này sàn kia là tắt máy ngay nhưng mất thời gian, phát cáu mà không làm gì được – chị N bức xúc kể.

Không chỉ quảng cáo dự án, rao bán nhà đất bằng spam tin nhắn mô giới bất động sản còn sử dụng đa dạng các kênh từ các ứng dụng OTT đến “dội bom” người dùng bằng facebook.

“Có ngày mở Facebook cá nhân ra thấy báo rất nhiều tin nhắn mở ra thì chỉ thấy tin nhắn quảng cáo đủ các dịch vụ tuyển dụng rồi bán sim, bán nhà đất. Tôi bị cho thêm vào mấy nhóm quảng cáo như thế. Có ngày vào đến 4-5 nhóm cứ thoát ra lại có người khác đưa vào nhóm mới” – Anh Huy (Từ Liêm – Hà Nội) nói.

Anh Thái, một khách hàng có nhu cầu tìm mua nhà trong thời gian vừa qua cho hay, do có nhu cầu mua nhà nên tôi thường xuyên vào các fage về bất động sản, dự án để tham khảo thông tin. Kể từ đó thì tôi liên tục bị làm phiền. Nhiều khi thấy họ không cần biết tôi quan tâm đến căn hộ như thế nào họ mời chào đủ các sản phẩm từ biệt thự, liền kề, đất thổ cư, chung cư giá rẻ, cao cấp…Nói chung là thượng vàng hạ cám.

Theo mô giới một sàn bất động sản, hình thức nhắn tin qua Facebook Messenge đang được nhiều mô giới áp dụng vì tiết kiệm chi phí nếu nhắn bằng SMS không chỉ mất phí mà còn phải có thông tin dữ liệu số điện thoại còn với hình thức này chỉ cần chịu khó tìm kiếm là mỗi ngày có thể lọc ra được cả trăm khách hàng.

Khóc cười “cắt cơn” bom tin nhắn

Sau thời gian bị làm phiền bởi nhiều cuộc gọi quảng cáo mời chào mua các dự án nhà đất chị Hoa cho biết, có khi bị gọi vào giữa giờ nghỉ trưa vì đằng nào cũng bị làm phiền rồi tôi không thèm tắt máy cứ để điện thoại cho họ nói một mình thỉnh thoảng à ừ vài câu. Họ cứ nói thế đến 10 phút sau tự động tắt máy.

{keywords}
Tin nhắn bất động sản bủa vây thuê bao di dộng

Cũng “tiếp chuyện” vị mô giới bất động sản qua điện thoại nhưng anh Sơn (Thanh Trì – Hà Nội) hỏi đủ thứ chuyện nhưng quyết không hỏi một câu nào về dự án. Bên kia cứ tha hồ kể ra đủ mọi tiện ích, ưu đãi, chiết khấu…anh lại hỏi về chuyện vợ, con, rồi mời đi uống café. Sau một hồi “ông nói gà, bà nói vịt” vị mô giới phải xin lỗi vì có việc.

Với chính những người mô giới, khi mời chào khách bằng những tin nhắn, cuộc gọi không ít lần họ cũng “lãnh đủ” vì những cuộc hẹn ảo. “Có nhiều khách sau nhiều cuộc liên lạc tỏ ra rất thiết tha. Lên lịch hẹn gặp café để nói cụ thể hơn về dự án. Đúng ngày hẹn mưa tầm tã khách còn gọi điện giục đến chưa tôi đội mưa đến gặp nhưng tới nơi mới biết bị khách cho “leo cây” – một mô giới cho biết.

“Bị “dội bom” tin nhắn rác vào ban đêm hoặc giữa giờ nghỉ trưa luôn là nỗi khiếp đảm với những người vì đặc thù công việc phải liên hệ với nhiều đối tác nước ngoài, không được tắt máy di động. Tắt máy hay nói chuyện với họ hàng giờ cũng chỉ là để xả tức trong lúc đó. Người này không gọi, không gửi sẽ có người khác. Nếu không giải quyết được vấn đề từ gốc thì người dùng vẫn phải xác định khốn khổ mà “sống chung với lũ” thôi” – anh Sơn nói.

Phong Vân