Đang ở độ tuổi đến trường, không ít trong số 9 vận động viên gồm 3 nam, 9 nữ này đã sở hữu những tấm huy chương vàng, bạc, đồng... trong nhiều giải thi đấu bóng bàn cùng độ tuổi tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam.
10 tuổi, Thùy Linh quê ở Hoài Đức Hà Nội đã sở hữu 1 HCV Cúp truyền hình Hải Dương độ tuổi 7 đến 9, 1HCĐ Cúp giải trẻ toàn quốc. Để có được thành tích như trên, Thùy Linh hàng ngày chăm chỉ luyện tập sau giờ học văn hóa. |
Với Phùng Phương Linh. cô bé đến từ huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã đoạt nhiều giải thưởng đến độ bản thân em không nhớ chính xác số lượng huy chương. Chăm chỉ, nghị lực, ý chí cùng tài năng đã đem đến cho cô bé mới 9 tuổi này 1 HCĐ cá nhân, 1 HCV đồng đội giải Cúp truyền hình Hải Dương, 1 HCĐ giải trẻ toàn quốc và nhiều giải thưởng khác. |
Quê Nam Định, Nguyễn Minh Khôi vừa tròn 8 tuổi đã sở hữu 2 HCĐ cúp truyền hình Hải Dương và Giải bóng bàn do báo Nhân Dân tổ chức. |
Những "nhà vô địch tương lai" thường được tuyển từ 6 tuổi, sau khoảng 1 năm miệt mài luyện tập sẽ được thi đấu tại các giải trong độ tuổi. |
Huấn luyện viên Ngô Thu Thủy đang động viên bé Lê Minh (7 tuổi) mới được tuyển vào tập tại trung tâm hơn 1 tháng. Học lớp 1, Minh hàng ngày học văn hóa một buổi, tập một buổi. |
Những trò nhỏ tập trung cao độ trong các bài tập mệt nhọc. |
Nhà ở Phố Huế (Hà Nội) nhưng Nguyễn Khắc Hùng (9 tuổi) vẫn phải ở tập trung tại trung tâm, chỉ được về thăm nhà vào cuối tuần. Hùng đã sở hữu các loại huy chương vàng, bạc, đồng theo độ tuổi tại các giải bóng bàn tổ chức trong nước. |
Sau buổi học văn hóa, từ 2 giờ 30 phút chiều các em miệt mài luyện tập đến 4 giờ 30 phút. |
Để có được những cú cắt bóng điêu luyện, các vận động viên nhí phải trải qua thời gian dài "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". |
Bài luyện tập bóng bàn phối hợp đồng đội. |
Thùy Linh mướt mồ hôi sau một bài tập. Bộ môn bóng bàn không chỉ có năng khiếu, nhanh nhạy... mà còn đòi hỏi phải có sức khỏe tốt. |
Trong các bài tập luyện, các vận động viên nhí luôn tay lau mồ hôi chảy xuống làm nhòe mắt. |
Lê Anh Dũng