Cuộc sống xoay vần con người ta trong cái guồng quay vội vã mà chẳng khi nào dừng lại để hỏi rằng cuộc sống mà ta đang trải nghiệm cần gì, muốn gì? Những xô bồ, vồn vã kéo con người ta trôi mãi theo dòng chảy thời gian, đến khi ngẫm lại thấy mình đã bỏ bẵng những thứ đẹp đẽ, đôi khi trong đó có chữ “tình”.

Mẹ bảo “cuộc sông xô bồ phức tạp lắm con ạ”. Ngày ấy, cô bé con không hiểu được cái “xô bồ”, “phức tạp” ấy nghĩa là gì, sống trong thế giới mộng mơ, đẹp đẽ của những trang cổ tích hoàng tử công chúa, những trang truyện tranh “cô tiên xanh”. Lớn lên vẫn cho rắng cuộc đời chắng bất công đâu, ta đối với người thế nào, người sẽ trả cho ta những gì tương tự. Chắng ai nghèo mãi, chắng ai khổ mãi được đâu, người tốt nhiều như thế, những “cô tiên xanh” có ở khắp mọi nơi sẽ đưa tay ra giúp họ. Đó là khi còn đi học, chưa va vấp với đời…

Ra trường đi làm rồi, thấy những gì mình đã nghĩ quả thật trẻ con, lắm mơ mộng viển vông. Đời quả thật chẳng như ta nghĩ…

{keywords}

***
I.
Ngày nghỉ, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, người phương Tây họ thích ở nhà hoặc về quê vui vẻ bên gia đình và người thân, còn người phương Đông thì ngược lại, họ thích đổ xô ra đường, đi chơi, đi mua sắm và ăn uống quán xá.

Hôm nay cũng là ngày nghỉ và quán ăn vặt bên lề đường này đông hơn ngày thường rất nhiều. Từng tốp những cô cậu thanh niên đi ra đi vào, cười nói vui vẻ, ồn ào và huyên náo. Có lẽ, tôi nên chọn cho mình không gian yên tĩnh của một quán café thay vì tới đây.

Những quán ăn ven đường thế này thường thu hút khá đông những cô bé, cậu bé bán hàng rong. Những gói tăm, những thanh kẹo cao su nhỏ bé nằm gọn trong chiếc rổ nhựa, những đôi bàn tay gầy guộc, đen nhẻm ôm chặt chiếc rổ trước ngực như ôm chặt cuộc sống.

Vừa toan đứng dậy, chiếc rổ nhựa cũ mèm đã chắn trước mặt tôi. Thoáng chút giật mình, tôi lấy trong ví đưa cho đứa bé tờ mười nghìn đồng và lấy ba gói tăm. Bước ra khỏi cửa, bàn tay nhỏ bé, đen đuốc ấy túm lấy áo tôi, chìa ra tờ một nghìn
- Cô thừa một nghìn
- Cô cho cháu đấy
- Không ạ

Nó nhét tờ một nghìn đồng cũ vào tay tôi rồi quay trở vào.

Tôi cứ ngẩn người nhìn theo đứa trẻ. Nó vẫn đưa chiếc rổ nhựa ấy ra trước mặt những cô cậu thanh niên đang nói cười ồn ào. Một người lắc đầu, hai người lắc đầu, ba người làm lơ, bốn người quát nó “đi chỗ khác”. Trên chiếc bàn ồn ào ấy là ê hề những món ăn vặt, có món còn chưa dùng đến. Một đĩa đồ ăn vặt nhỏ mà họ còn chưa kịp ăn ấy thôi cũng đã đủ ba gói tăm.

Thằng bé lại lủi thủi đi chỗ khác. Khuôn mặt nó lãnh đạm, không cười cũng không khó chịu. Nó cúi mặt bước đi. Có lẽ điều này đã trở nên quá quen thuộc.

***
II.
Ngày mới chập chững biết đi làm thêm, anh chủ quán có lần bần thần nhìn kẻ điên ngoài đường thở dài thườn thượt “điên vậy có khi lại hay, cả ngày chỉ biết cười, không phải nghĩ ngợi, lo lắng đồng tiền bát gạo”. Tôi nhìn anh như người ngoài hành tinh, anh thật lắm suy nghĩ khác người.

Nhưng đi làm rồi, tiếp xúc dần với thế giới rộng lớn thấy làm trẻ con sao mà sướng thế. Người lớn ngoài bốn chữ “cơm, áo, gạo, tiền” ra thì cái họ quan tâm còn lại những gì? Cuộc sống xoay vần con người ta trong cái guồng quay vội vã mà chẳng khi nào dừng lại để hỏi rằng cuộc sống mà ta đang trải nghiệm cần gì, muốn gì? Những xô bồ, vồn vã kéo con người ta trôi mãi theo dòng chảy thời gian, đến khi ngẫm lại thấy mình đã bỏ bẵng những thứ đẹp đẽ, đôi khi trong đó có chữ “tình”. Làm người “điên” lại hóa hay, đói thì ăn, vui thì cười và buồn thì khóc. Dòng người cứ bước đi về phía tấp nập, tôi điên, tôi cứ bước một mình về phía tôi thích.

Nhiều người nói tôi hơi keo kiệt, tôi chỉ cười, vì có lẽ tôi đúng là keo kiệt thật. Tiêu tiền vào việc gì cũng tính toán trước sau, rẻ đắt và cũng hiếm hoi lắm mới dám tặng bản thân một món đồ hàng hiệu. Mỗi khi mua món đồ, những tiếng nói trong đầu tôi cứ vang vọng. “Mình đã có đủ áo để mặc rồi, giá của chiếc này chắc phải bằng cả buổi chợ của mẹ”, “mình lê la những quán ăn vặt hết chừng ấy tiền không tiếc nhưng đã bao giờ mua cho bố được một món nhắm rượu chiều nào chưa?”, “một buổi tụ tập bù khú với bạn bè như vậy phải chăng có thể mua được cho mẹ vài bộ đồ mới thay thế những bộ đồ đã cũ mèm, bạc thếch?” Vậy là tôi thành một kẻ có hơi keo kiệt. Vậy cũng tốt, tôi tự an ủi rằng mình là người biết quý trọng đồng tiền.

Nhấp một ngụm nhỏ café, vị đắng len vào tận cổ họng, nhưng sau đó cái vị ngọt của nó lại khiến tâm hồn thư thái. Người ta nói café mang hương vị cuộc sống, có đắng cay, có ngọt ngào, hai hương vị hòa vào làm một.

Bên kia đường là trung tâm mua sắm lớn nhất thành phố. Nhộn nhịp, náo nhiệt như chính cái tên của nó. Người người ra vào, tay xách đầy những túi lớn túi bé, áo quần sang trọng.

Nhưng trước cửa trung tâm lại có vài người ăn xin, kẻ đứng, người ngồi, kẻ lê lết, người còn bế trẻ nhỏ. Những bàn tay, những chiếc ống bơ, những chiếc mũ chìa ra trước mắt người qua lại. So với sự lộng lẫy của tòa nhà cao tầng, những hình ảnh ấy thật mất thẩm mĩ, vậy nên sự xuất hiện của những người bảo vệ thật đúng ý. Họ bị xua đi, nhưng lúc sau lại đâu vào đấy. Có người ném vào trong mũ tờ tiền lẻ còn lại sau buổi mua sắm, có kẻ đi vụt qua như chưa từng thấy họ trong đáy mắt.

Tôi lại nhấp một ngụm café, cuộc sống này quả thật muôn mặt. Dòng nước đen đặc, đắng ngắt còn chưa kịp trôi xuống cổ họng đã bị nghẹn ứ. Bên hông khu nhà cao cấp ấy, một người đàn bà đen đúa, dơ hầy, mặc mỗi chiếc quần đùi bẩn thỉu, đang chăm chú tìm thứ gì đó trong túi rác rồi …đưa vào miệng.

Người đàn bà ấy nhìn xung quanh rồi cười, lại tiếp tục lục lục, tìm tìm những thứ trong túi rác to tướng bỏ vào miệng.

Tôi thấy cổ họng mình đắng ngắt, đắng hơn cái vị café đen đặc không đường. Xen vào đó còn hình như có vị chát.

Thương? Đau? Hay chua xót?

Bên tai tôi văng vẳng tiếng nói “không thương được hết người trên thế gian này đâu em”.

***
III.
Chiếc gương xe, mũ thời trang và xe buýt

7 giờ 10 phút, anh gõ cửa nhà tôi.
- Anh đi làm rồi mà, sao còn qua nhà em?
- Anh về đón em đi làm.
Tôi nhìn anh đầy nghi hoặc, sắc mặt anh không được ổn.
- Anh sao vậy?
- Không em!
Rồi anh ôm siết lấy tôi, đôi tay run run. Người tôi yêu mạnh mẽ là thế, sao hôm nay yếu đuối đến kì lạ.

Nhà tôi cách nơi làm việc khoảng 10km, gần đến nơi, thấy phía trước có đám đông chen lấn, xô đẩy nhau, tôi tò mò chỉ cho anh.
- Nhắm mắt lại em. Tai nạn đó. Không còn nhận ra người nữa.

Giọng anh đều đều nhưng tôi thấy sống lưng mình lành lạnh. Úp mặt vào lưng anh, đi qua đoạn đường tử thần ấy, muốn bịt tai lại để không còn nghe những âm thanh ai oán. Không có tiếng khóc mà chỉ là những tiếng hét “Aaaa….aaa..aa….” như mắc nghẹn trong cổ họng, nghe mà đắng lòng. Đây là lý do mà anh từ cơ quan quay về nhà để đón tôi, có lẽ anh sợ, và cũng lo tôi sẽ vì tò mò mà chen vào đám đông rồi “mất hồn mất vía” vì cảnh tượng đáng sợ trước mắt.

Thỉnh thoảng trên đoạn đường gần chục cây số từ nhà đến chỗ làm, lại có những đám đông chen lấn đến tắc đường, lại có những dấu máu còn vương lại sau vụ tai nạn thảm, lại có những vết sơn trắng lưu lại dấu vết của vụ va chạm trước đó. Người ta bảo sống chết có số, số chết thì dẫu có ngồi trong nhà cũng chết, nghe vậy, tôi chỉ cười. Hôm qua còn cười nói đó, còn chào hỏi nhau, trêu chọc nhau đó, vậy mà hôm nay đã cách nhau ba tấc đất và nỗi đau như xát muối trong lòng.

Anh dặn tôi đi đường phải nhìn trước nhìn sau, đi chậm và nhớ quan sát gương chiếu hậu để tránh những xe lao tới bất chợt. Anh nói ngày nay không còn khái niệm của sự an toàn nữa.

Đám thanh niên mới lớn đua đòi lạng lách đánh võng ngoài đường hàng ngày, cảnh sát công an còn không dám lùa tới cùng vì sợ gây tai nạn. Những chiếc mũ bảo hiểm thời trang mỏng dính, những chiếc gương xe nhỏ xíu, tiếng là gương chiếu hậu nhưng không quan sát được gì ngoài cánh tay người cầm lái được bán tràn lan và tiêu thụ nhanh đến chóng mặt. Tôi tự hỏi chúng có tác dụng gì khiến người ta dùng đến nó. Thật kì lạ!

Vài ngày sau vụ tai nạn hôm ấy, tôi được biết người chết là một cô gái trẻ xinh xắn, chiếc xe buýt mất lái lao vào cô, lưỡi hái tử thần dang sẵn trên đầu xe cuốn cô đi mãi. Hiện trường chỉ còn lại vết máu, và kia là chiếc gương chiếu hậu nhỏ xíu vỡ nát, chiếc mũ bảo hiểm thời trang không bảo vệ được đầu và khuôn mặt xinh xắn.

{keywords}
(Theo yeah1.com)

Người ta nói khi ấy, cô vừa đi vừa nghe điện thoại. Lại là chiếc điện thoại!

Nếu như cô không vừa đi vừa nghe điện thoại, nếu như chiếc gương chiếu hậu ấy là gương “thật”, thì khi chiếc xe bấm còi và lao tới, cô đã biết mà tránh. Nếu như chiếc mũ kia không phải là mũ thời trang, đầu cô đã không bị va đập đến chảy nhiều máu như thế. Nếu như…

Nếu như những chiếc xe buýt không còn là những “hung thần đường phố”… Ở thành phố tôi sống, những chiếc xe buýt được gọi với cái tên như vậy. Lao đi vun vút không cần biết đến đường đông hay không, tấp vào bến không cần đèn báo hay còi, đi sát người ta mới “khẽ khàng” bấm còi. Có bao giờ người lái những chiếc xe đã từng biết đến là thân thiện ấy ý thức được rằng chỉ cần họ lơ là một chút thôi, họ đùa bỡn một chút thôi đã sẵn sàng lấy đi hạnh phúc và niềm vui của một gia đình?

Đã bao giờ chủ nhân của những chiếc xe máy với những chiếc “gương giả” ý thức được rằng họ đang đùa cợt với sự an toàn của bản thân họ? Chiếc gương ấy có làm nên đẳng cấp? Chiếc mũ ấy có làm họ đẹp hơn, sành điệu hơn? Ra đường, đâu ai còn thời gian để quan sát xem họ là ai, họ ăn mặc như thế nào, đội mũ ra sao? An toàn của bản thân và người thân có phải chăng nên đặt lên hàng đầu?

Nhưng hình như nhiều người vẫn cho rằng suy nghĩ của tôi quá đỗi viển vông, cuộc đời vẫn xoay vần, tai nạn vẫn xảy ra và người ta vẫn thích phơi bày cái tôi cá nhân cho thế giới thấy…

Trinh Trang - MS 511
(Bài dự thi Đôi mắt và cuộc sống)

{keywords}
Được sản xuất bởi công nghệ hiện đại từ Canada, pms-Super MaxGo có công thức ưu việt cung cấp dưỡng chất đồng bộ cho các bộ phận của mắt, là một liệu pháp khoa học cần thiết để hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt một cách hữu hiệu, giúp cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mắt, ngăn ngừa tiến trình lão hóa mắt và tăng cường thị lực, hỗ trợ các chứng bệnh về mắt.

Là sản phẩm uy tín của nhà sản xuất và phân phối lớn với số lượng và hàm lượng các chất trong công thức phù hợp pms-Super MaxGo là sản phẩm phù hợp với các đối tượng như người thường xuyên sử dụng máy vi tính, các thiết bị điện tử, người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, người trung niên và người già, người ăn uống thiếu dưỡng chất cần thiết cho mắt, người hay thức khuya, tư thế làm việc không hợp lý, học sinh, sinh viên học nhiều với cường độ cao.

Viên bổ mắt pms-SuperMaxGO hân hạnh tài trợ cuộc thi Đôi mắt và cuộc sống. Mọi thông tin về sản phẩm, truy cập: www.pms-supermaxgo.comhoặc liên hệ Hotline 1900.5555.79.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.