Nghe có vẻ khó tin, nếu không tận mắt xuống trang trại nuôi lợn “độc nhất vô nhị” của tỷ phú Nguyễn Trọng Long – Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Hoàng Long ở xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội, ít người có thể tin được ông Long lại xây “chung cư” nuôi lợn.

Với hơn 2ha đất, ông Long đã tận dụng triệt để diện tích để nuôi lợn bằng cách xây chuồng lợn cao tầng, vận chuyển lợn lên xuống bằng thang máy. Đến nay, HTX nuôi lợn của ông mỗi năm xuất bán 600-800 tấn thịt lợn thương phẩm. Trang Trại Việt xin giới thiệu tới bạn đọc về mô hình độc đáo này.

1.Chuồng nuôi:

{keywords}

Trên diện tích 2,18ha với 2 khu chuồng nuôi, được ngăn cách bởi một diện tích ao và hệ thống đường nằm giữa. Một bên khu chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng một dãy, đây là khu chuồng cũ khởi điểm từ ngày ông Long ra xây dựng trang trại (năm 2007). Đối diện bên kia là một khu chuồng nuôi gồm 4 dãy trong đó 3 dãy chuồng 2 tầng và 1 dãy chuồng 3 tầng trông giống như căn hộ chung cư (mới đưa vào sử dụng đầu năm 2012). Mỗi khu chuồng nuôi rộng khoảng 10ha để đảm bảo diện tích “sinh hoạt” cho lợn.

2.Khu khử trùng

{keywords}

Tại cổng vào của “chung cư” nuôi lợn được lắp đặt hệ thống khử trùng, nhà để khách hàng, mọi người vào thăm quan thay đồ bảo hộ chăn nuôi, đảm bảo an toàn, không mang theo dịch bệnh khi vào trang trại. Theo ông Long, đây là điều bắt buộc trong công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn lợn.

3.Hệ thống thang máy

{keywords}

“Chung cư” nuôi lợn được lắp đặt hệ thống cầu tháng máy hiện đại để vận chuyển lợn úm từ trên tầng cao xuống tầng nuôi lợn thương phẩm và vận chuyển cám từ khu vực sản xuất lên các tầng cho lợn ăn. Việc thiết kế thang máy một mặt đảm bảo bớt nhân công, chi phí vận chuyển, vừa đảm bảo an toàn, khép kín.

4.Tầng chuồng úm

{keywords}

Khu hệ thống chuồng úm rộng hàng trăm m2 là khu chăn sóc lợn con sau khi được cai sữa nằm trên tầng 3 sạch sẽ, được lắp các bóng đèn công nghệ cao vừa để dùng sưởi ấm, và sát trùng cho lợn giống. Khu này, ông Long đang nuôi khoảng 100 lợn nái và 1.000 lợn úm. Khi nuôi trên chuồng tầng tỷ lệ sinh sản cao hơn hẳn khi nuôi ở khu chuồng nuôi cũ. Cụ thể: tỷ lệ động dục, đậu thai đạt cao trên 90%, trước kia là 80 – 85%; Tỷ lệ khô thai, thai chết lưu giảm còn dưới 3%, trước kia 5%. Tỷ lệ con đẻ trên một nái tăng đạt bình quân 9,7 – 10 con trên lứa sau cai sữa. Bên cạnh đó làm giảm tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng chỉ bằng 2/3 so với trước. Trọng lượng con khi sinh tăng hẳn, nếu trước đây từ 1,3 – 1,4 kg/con thì nay đạt trung bình 1,5 – 1,6 kg/con. Số con hao sau cai sữa giảm, độ đồng đều cao hơn hẳn.

5.Khu nuôi lợn thương phẩm

{keywords}

Khu chuồng nuôi lợn thương phẩm nằm ở các tầng 1 được được xây cao, cách ly với mặt đất bằng nền bê tông dày. Khu này, ông tách riêng hẳn nên rất thuận cho việc chăm sóc nuôi dưỡng. Cái được lớn mà ông thấy khi nuôi lợn trên chuồng tầng cao là hạn chế được dịch bệnh do nuôi ở trên cao khí hậu thoáng mát hơn, giảm hẳn được ô nhiễm môi trường trong chuồng nuôi.

6.Hệ thống máng ăn

{keywords}

Các máng ăn trong khu nuôi lợn nái cũng được lắp đặt đồng bộ bằng các máng sắt, được vệ sinh 24/24,đảm bảo thuận tiện, an toàn khi cho lợn ăn.

7.Khu nhà sản xuất thức ăn:

{keywords}

Tại “chung cư” lợn, có khu nhà sản xuất thức ăn riêng, phần lớn những thức ăn cho các loại lợn đều được ông Long nghiên cứu và sản xuất bằng nguyên liệu tự nhiên, gồm các phụ phẩm nông nghiệp như ngô, khoai, sắn, rau các loại…

8.Hầm biogas:

{keywords}

Để đảm bảo không ô nhiễm môi trường, ông Long đã thiết kế các hầm biogas nằm ở xen kẽ hành lang giữa các ô chuồng dưới tầng trệt (tầng 1), với mỗi hầm có thể chứa hàng trăm m3 chất thải.

9.Đường chạy bao quanh:

{keywords}

Các khu đường chạy trong trang trại được đổ bê tông, phủ mát bằng không gian xanh của các tán cây sấu, sưa. Với việc thiết kế chuồng nuôi theo kiểu tầng cao này không chỉ đảm bảo không khí thoáng đãng, an toàn dịch bệnh mà còn tiết kiệm được chi phí đầu tư về dịch bệnh, giảm được nhân công đi rất nhiều so với cách nuôi truyền thống.

(Theo Trang Trại Việt)