Đây là trường hợp hóc dị vật nghiêm trọng vừa được cứu chữa thành công tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, chiếc móc khóa này đã hoen rỉ và bào mòn các mô cơ xung quanh đến trung thất của bé.

{keywords}

Em bé 5 tuổi ở Đồng Nai đã được lấy dị vật thành công

Khi đến bệnh viện, bé có triệu chứng ho, khò khè và khó thở. Đây là triệu chứng đặc trưng của hóc dị vật đường thở. Do đó, các bác sĩ kiểm tra, chụp X-quang và phát hiện 1 dị vật dài khoảng 2 cm nằm ở phế quản, gần bóng tim của bé.

Ban đầu, trường hợp này được thực hiện nội soi lấy dị vật. Nhưng khi nhận thấy dị vật kim loại đã bị oxy hóa, ăn mòn, gây viêm nhiễm các mô cơ xung quanh, sát vào tim, ê-kíp nội soi phải dừng lại ngay; bởi nguy cơ bệnh nhi bị chảy máu và biến chứng, tử vong rất cao. 

Sau hội chẩn, một ê-kíp nội soi rút móc khóa ra khỏi phế quản, một ê-kíp mổ hở ở ngực phải để kịp thời cầm máu, xử lý biến chứng nếu như màng trung thất bị dị vật đâm thủng.

{keywords}

Dị vật trong người em bé ở Đồng Nai

Cả hai kíp mổ vừa lấy dị vật an toàn vừa kiểm soát biến chứng. Tuy nhiên, phổi phải có dấu hiệu bị xẹp nên bác sĩ phải tiến hành bóp bóng, đưa oxy phục hồi phổi.

Sau mổ, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, bớt khó thở, hết khò khè. Phổi hồi phục 2/3 diện tích, ở thùy giữa vẫn còn xẹp. Thời gian tới, bé sẽ được tập vật lý trị liệu để hồi phục phần phổi xẹp còn lại.

Người mẹ cho biết, trước đây, bé kể đã nuốt 1 chiếc móc khóa trong lúc chơi đùa cùng em trai nhưng không rõ móc khóa này ở đâu.

Theo Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, mỗi năm, Khoa Tai Mũi Họng tiếp nhận khoảng 40 trẻ bị hóc dị vật đường thở, đa số trẻ từ 2 đến dưới 5 tuổi. Trong đó, 2/3 trường hợp có dị vật bị bỏ quên trong thời gian dài rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nếu không được xử lý kịp thời.

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ lưu ý khi trẻ đột nhiên quấy khóc, ho sặc trong lúc chơi đồ chơi, ăn uống, hoặc có dấu hiệu khò khè, khó thở, chảy nước mũi. Khi đó, phụ huynh phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhà, kể rõ bệnh sử để được xử lý kịp thời.

Linh Khuê

Bé 2 tuổi phải cắt một đoạn ruột do táo bón thường xuyên

Bé 2 tuổi phải cắt một đoạn ruột do táo bón thường xuyên

Bé Khôi thường xuyên khó đi ngoài, gia đình chủ quan nghĩ táo bón sẽ tự khỏi song khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện một đoạn ruột bị phình giãn, phải cắt bỏ.