Vào thập niên 60 thế kỷ trước, ba ông lớn trong ngành xe hơi tại bang Detroit bao gồm Chrysler, Ford và General Motors lao vào cuộc đua xe tua bin. Chrysler có mẫu xe trứ danh Turbine Car, Ford thì đi đầu thị trường với xe tải Big Red độc đáo và General Motors bấy giờ cũng trông chờ vào mẫu xe Turbo Titan III sắp ra của mình. Bản thân GM đã đầu tư vào phong trào xe tua bin được vài năm, nhưng có vẻ vậy vẫn chưa đủ với hãng xe này. Thế là vào 1966, lãnh đạo công ty quyết định thử nghiệm một thứ hoàn toàn mới - xe chạy bằng hydro.
Cảm hứng cho mẫu xe này đến từ tàu vũ trụ Apollo - phương tiện đã đưa người Mỹ lên mặt trăng vào 1969. Một phần quan trọng của tàu vũ trụ này bao gồm một máy phát trên tàu sử dụng oxy và hydro để tạo ra điện cho dàn máy tính, hệ thống cấp oxy và nước uống cho phi hành đoàn. Nói cách khác, con tàu có một hệ thống pin nhiên liệu hoàn chỉnh.
Apollo, tàu vũ trụ đưa người Mỹ lên mặt trăng |
Thế là GM quy tụ một đội kỹ sư 200 người với nhiệm vụ gói gọn công nghệ của tàu Apollo vào trong một chiếc xe hơi.
Phương tiện được chọn là chiếc xe Handi-van của General Motor, vì phương tiện này có đủ chỗ chứa bộ động cơ thử nghiệm đồ sộ. Theo chia sẻ của Floyd Wyczalek - quản lý dự án bấy giờ, chính họ cũng không thể ngờ được tầm vóc lớn lao của dự án này. Chính họ đã đặt nền móng cho làn sóng phát triển xe pin nhiên liệu vào 50 năm sau, khi đồng loạt GM, Honda và nhiều thương hiệu khác “khai quật” lại mẫu phát minh của họ.
Mẫu xe được lựa chọn cho làm Electrovan |
Mọi ý tưởng đều được thử nghiệm. Cục pin lớn của Apollo được thu bé thành một cục pin axit vừa cỡ. Tổng cộng lại, cả xe sử dụng 32 cục pin kết nối toàn bộ xe.
Hàng nghìn mét dây dẫn trải khắp chiếc xe và có đến 550 feet (tương đương 160 mét) ống dẫn oxy, hydro và kali kiềm đi khắp các bộ phận xe.
Soi với một mẫu xe sáng chế ra gần 60 năm trước, chiếc xe nhiên liệu hydro cũng có thông số vô cùng ấn tượng. Công suất trung bình của xe là 32 kilowatt và có thể lên đến 160 kilowatt. Với 36 cục pin, xe có thể đi chặng dài 241km; xe cũng chỉ mất 30s để tăng tốc từ 0 - 96km/h, tốc độ tối đa có thể lên đến 112km/h.
Dù chặng đường và công suất của xe không quá tệ, thời gian tăng tốc của xe lại khá lâu. Lý do cho điều đó: Cả chiếc xe bao gồm động cơ có khổi lượng tổng cộng 3.2 tấn.
Chiếc xe gần như hoàn thiện, song không phải ai cũng có khả năng lái được xe. Vì là mẫu thử nghiệm, chiếc xe có cấu trúc vô cùng phức tạp với hơn 30 đèn báo hiệu trên bảng điều khiển. Phải mất đến ba tuần để kiểm tra an toàn cho xe, và sau đó, nhanh nhất cũng phải mất 3 tiếng để khởi động.
Và mặc dù đã mất từng ấy thời gian đảm bảo an toàn, mẫu xe cũng ẩn chứa vô vàn nguy hiểm. Trong một lần thử nghiệm bình chứa nhiên liệu của xe nổ tung, bắn mạnh vỡ ra cả trăm mét, may mắn thay không ai bị thương. Cả đội sau đó đã phải sử dụng bình đông lạnh để chứa hydro và oxy lỏng
Bên trong chiếc Electrovan |
Cuối cùng, sau 10 tháng trời, vào 10/1966, xe chính thức lăn bánh trước sự chứng kiến của báo giới. Tổng cộng, dự án tiêu tốn hàng triệu đô la và hàng trăm nhân lực, thế nhưng ngay sau màn ra mắt, Electrovan đã bị đưa đi phá.
May mắn sao, bằng một cách kỳ lạ, chiếc xe lại được đưa đến nhà kho ở ở Pontiac, Michigan, khuất khỏi tầm mắt công chúng và bộ phận quản lý General Motor trong nhiều năm. Chỉ đến đầu thế kỷ này, chiếc xe mới được phát hiện trở lại.
Ngày nay, Electrovan được lưu lại trưng bày tại Bảo tàng Di sản General Motor như một chứng tích về tầm nhìn vượt thời đại của hãng xe.
Electrovan trưng bày tại bảo tàng Di sản General Motor |
Mặc dù có mức giá bằng cả đoàn xe van và cấu trúc không phù hợp để trở thành mẫu xe tiêu dùng, Electrovan vẫn là nguồn cảm hứng cho hàng loạt mẫu xe hydro phát triển sau này, như Chevrolet Colorado ZH2 Military Truck của GM và gần đây nhất là mẫu Toyota Mirai.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, General Motor)
Thị trường ô tô điện sẽ sớm bùng nổ
Hơn 6,6 triệu ô tô điện đã bán ra trên thị trường thế giới năm 2021. Xu hướng xe điện sẽ tiếp tục bùng nổ khi tất cả các ông lớn đã tham gia vào cuộc đua.