Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều nay họp trực tuyến phiên thứ 92 với các quận, huyện.
Phó giám đốc sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ ngày 15/1 đến nay, Hà Nội đã rà soát được 2.200 người về từ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), lấy mẫu xét nghiệm cho 2.096 người, kết quả 1.562 âm tính, còn lại chưa có kết quả.
Tổng số người về từ các nơi khác của tỉnh Hải Dương từ 2/2 đến nay là 36.962 người, đã lấy mẫu xét nghiệm cho 14.112 người, kết quả 1.279 âm tính, còn lại chưa có kết quả.
Là địa bàn có đông người từ Hải Dương về nhất, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm báo cáo quận đã rà soát được 5.027 người, trong đó 1.795 người đã được lấy mẫu. Riêng số người về từ Cẩm Giàng là 287 người, 250 người được lấy mẫu, 163 người âm tính, còn lại chưa có kết quả.
Đáng chú ý ông Tâm cho biết, có tình trạng một số công dân không đi từ Hải Dương về Hà Nội nhưng muốn được xét nghiệm nên đã khai là có đi qua Hải Dương. Tổ dân phố đã phát hiện ra, sau đó vận động công dân tự giác không đăng ký xét nghiệm nữa.
Người dân đến lấy mẫu xét nghiệm tại quận Cầu Giấy. |
Giám đốc sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền hoan nghênh các quận, huyện đã tích cực vào cuộc rà soát các trường hợp đi về từ vùng dịch, đặc biệt từ Hải Dương; lực lượng y tế đã bắt nhịp xét nghiệm ngay những đối tượng này. Tuy nhiên, ông Hiền cho rằng chính điều này đã tạo sự kiểm soát thiếu chặt chẽ "người đó có đúng đi về từng vùng dịch hay không".
BCĐ trước đó dự báo có khoảng 10.000 người từ Hải Dương về Hà Nội nhưng đến chiều qua (18/2) con số này lên đến 26.000 người, đến chiều nay nâng lên gần 37.000 người.
"Nếu như với tốc độ này, có thể lên tới 50.000 người, số người này phải kiểm soát lại, nếu không sẽ lãng phí nguồn lực, không đảm bảo được thời hạn xét nghiệm đến ngày 20/2 phải xong", ông Hiền nêu.
Lãnh đạo sở Y tế yêu cầu danh sách người cần xét nghiệm phải được thông qua từ tổ giám sát cộng đồng, tổ dân phố và phường phải chịu trách nhiệm. Người dân nếu đã đăng kí xét nghiệm tại trạm y tế, thì trạm y tế phải báo lại danh sách này về tổ giám sát, tổ dân phố để xác minh.
Sau khi xét nghiệm, tất cả những người này phải cam kết tự cách ly tại nhà và chịu sự giám sát chặt chẽ.
Ông Hiền nêu thực tế, có địa phương khi kiểm soát người ra thì chỉ cần đo thân nhiệt, còn người vào thì bắt buộc phải có xét nghiệm âm tính. Hà Nội cũng làm vậy, nên ông mong người dân chia sẻ với ngành y tế, cùng chính quyền thực hiện.
Với những người khai báo không đúng thì phải kiên quyết xử lý nghiêm, trạm y tế chịu trách nhiệm về sự chính xác người được xét nghiệm.
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu, các đơn vị làm nghiêm việc rà soát, phân loại người phải xét nghiệm. TP sẽ xử lý nếu phát hiện các trường hợp cố tình khai báo gian lận.
"Đối với người không trung thực, gian lận trong khai báo y tế, không đi qua vùng dịch mà vẫn báo để được làm mẫu xét nghiệm, theo quy định, tôi đề nghị xử phạt hành chính. Các đơn vị đối chiếu quy định, xử phạt nghiêm các trường hợp này", ông Dũng nói.
Phó Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh kinh phí cho công tác xét nghiệm TP phải chi trả toàn bộ, TP cũng đã thống nhất đối tượng rất rõ.
"Kinh phí của TP không thể đảm bảo việc này và làm như thế là sai quy định. Chúng tôi sẽ cho rà soát lại, địa phương nào làm sai phải chịu trách nhiệm, người nào làm sai người đó chịu trách nhiệm", ông Chử Xuân Dũng nghiêm khắc nói.
Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng: “Đây là không trung thực, gian lận trong kê khai y tế. Người đi qua vùng dịch mà không khai báo hay người không qua vùng dịch mà khai là có qua thì đều là gian lận có chủ ý và phải xử phạt hành chính theo quy định.
Một người cố tình khai đi về từ Hải Dương sẽ kéo theo 3,4 người trong nhà đi xét nghiệm thì kinh phí TP không đảm bảo được. Sau này TP sẽ kiểm tra kỹ, ai làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm”.
Trần Thường
Bí thư, Chủ tịch Hà Nội xuống đồng đi cấy cùng nông dân
Sáng nay (19/2), Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh xuống đồng cùng bà con nông dân xã Dị Nậu (huyện Thạch Thất) đi cấy, khai mở vụ xuân.
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.