Tính đến tháng 6/2024, Hà Giang có 890 HTX, trong đó, có 554 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông, lâm nghiệp; 52 HTX tiểu thủ công nghiệp; 143 HTX thương mại và dịch vụ. Hiện có 730 HTX đang hoạt động, với 160 HTX sản xuất, chế biến trên 200 loại sản phẩm hàng hóa các loại như: Sản phẩm chè Shan tuyết, cam Sành; mật ong Bạc Hà; thực phẩm sạch đã qua chế biến; tinh bột nghệ, dệt thổ cẩm… Trên 300 sản phẩm được phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 5 sao của tỉnh.
Còn tại Hậu Giang hiện có 275 HTX, với 8.546 thành viên. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp 238 HTX; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 16 HTX. Tỉnh đã bình chọn được 125 chủ thể các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, có 266 sản phẩm OCOP.
Đại diện các HTX của 2 tỉnh đã giới thiệu, trao đổi về thế mạnh, chất lượng các sản phẩm. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề hợp tác hỗ trợ, tăng cường sự liên kết quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm hàng hóa góp phần nâng cao hình ảnh, giá trị sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của các hợp tác xã trên địa bàn 2 tỉnh; tạo điều kiện cho các HTX thúc đẩy các hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; tiếp cận trực tiếp các doanh nghiệp, nhà phân phối tiềm năng để tìm hiểu xu hướng thị trường.
Lãnh đạo Liên minh HTX của 2 tỉnh đã giới thiệu về thế mạnh giữa các vùng miền, trao đổi, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm tăng cường hợp tác, hỗ trợ, đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp giữa tỉnh Hà Giang và Hậu Giang. Từ đó, tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận trực tiếp các doanh nghiệp, kênh phân phối tiềm năng, mở rộng kết nối cung, cầu, tiêu thụ sản phẩm cả thị trường nội địa và nước ngoài.
PV