Chuyên gia John D. Kasarda – người chuyên nghiên cứu và tư vấn về động lực phát triển kinh tế do hàng không sản sinh - cho rằng, các sân bay sẽ mang chức năng của một mô hình kinh tế hàng không mới (aerotropolis model), hứa hẹn định hình các tụ điểm kinh doanh và vùng phát triển lân cận trong thế kỷ 21, như đường cao tốc đã từng làm trong thế kỷ 20, đường sắt trong thế kỷ 19 và cảng biển trong thế kỷ 18.

{keywords}
 Bamboo Airways trở thành hãng bay Việt Nam đối tác thương mại chính thức đầu tiên của Thành phố Los Angeles...

Đặt trong so sánh hai thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) và Jakarta (Indonedia). Mức phát triển về kinh tế của hai thành phố là khá tương đồng vào đầu những thập niên 90. Từ năm 1990 - 2010, Jakarta mở mới 13 đường bay thẳng tầm xa, tần suất bay ít nhất 1 lần/tuần. Đây là con số không nhỏ, nhưng khiêm tốn so với 34 đường của Thượng Hải. Số liệu kinh tế trong 2 thập kỷ cho thấy Thượng Hải nhanh chóng vượt lên so với Jakarta, tỷ lệ thuận với khả năng kết nối tầm xa của thành phố.

Đường bay kết nối đầu tư

Đương nhiên, có nhiều yếu tố đóng góp vào năng lực phát triển của một thành phố, bên cạnh hàng không. Tuy nhiên không thể phủ nhận tác động tràn mang lại từ khả năng kết nối trực tiếp với thế giới, hoặc thậm chí một vòng tuần hoàn: Kinh tế phát triển kéo thêm nhiều đường bay, càng nhiều đường bay càng thúc đẩy kinh tế phát triển.

Như Tạp chí Economist từng nhận định: Dòng đầu tư sẽ tìm đến các thị trường hấp dẫn như một điều tất yếu, chứ không phải vì khoảng cách địa lý gần nhau.

Trong một nghiên cứu, Đại học Harvard (Mỹ) phát hiện rằng, đường bay có độ dài càng lớn, thì tác động tràn càng được nhân lên nhiều lần, vì các đường bay mới sau khi hình thành sẽ kéo theo thêm nhiều đường bay khác.

"Khi có thêm một đường bay tầm xa, sẽ phát sinh nhu cầu mở mới nhiều đường bay khác kết nối một thành phố, cũng như gia tăng tổng lưu lượng hành khách", Báo cáo Tăng trưởng tầm xa: Phát triển kinh tế trong mạng lưới liên kết hàng không toàn cầu nhận định.

Từ đó, có thể thấy các tác động kinh tế trong dài hạn của một đường bay tới các thị trường chưa được phục vụ là càng dồi dào và tiềm năng. Theo dữ liệu từ Công ty Nghiên cứu dữ liệu hàng không OAG, hiện đang có nhiều đường bay dài trên thế giới chưa được phục vụ. Đáng chú ý trong đó, Sân bay quốc tế Los Angeles (LAX) chiếm cả hai vị trí đầu bảng. Top 10 đường bay dài nhất chưa được phục vụ tính theo lượng đặt vé trong giai đoạn tháng 8/2018-7/2019 đều được OAG được đánh giá là hoàn toàn khả thi với công nghệ hàng không hiện hành. 

{keywords}
 

Theo tính toán của LAX, cứ mỗi chuyến bay thẳng quốc tế mới sẽ mang lại tác động kinh tế lên tới 800 triệu USD thông qua chi tiêu trực tiếp và gián tiếp. Đặt trong bối cảnh LAX đang sở hữu tới 2 đường bay dài nhất thế giới chưa được phục vụ là tới TPHCM - Việt Nam và từ Bangkok – Thái Lan, một chuyến bay mới sẽ mở ra chặng bay khơi thông dòng chảy của hàng hóa, con người và cả những giá trị vô hình như công nghệ, ý tưởng,… luân chuyển giữa các tụ điểm đô thị đang lên.

Những giá trị thặng dư

Sân bay LAX được ví như một thành phố thu nhỏ, là nền tảng của rất nhiều hoạt động đa dạng và phức tạp. Năm 2019, đây là sân bay đông đúc thứ ba thế giới, đông thứ nhì tại Mỹ. Riêng tại Bờ Đông, đây là sân bay lớn nhất và đông đúc nhất, là cửa ngõ quốc tế đi vào Mỹ và phục vụ rất nhiều chuyến bay nối chuyến đi nội địa Mỹ. Đây cũng là sân bay duy nhất tại Mỹ nằm trong top 5 về lưu lượng vận chuyển cả hành khách và hàng hóa.

Đối với chi tiêu trực tiếp, hành khách đến Nam California qua LAX thường dành nhiều thời gian dã ngoại, thăm thú, mua sắm... tại các tụ điểm du lịch. Doanh thu từ nhóm này tác động trực tiếp lên các ngành hàng như giao thông, khách sạn/resort, nhà hàng, bán lẻ, vui chơi giải trí... mang lại giá trị kinh tế lớn.

{keywords}
 

Theo số liệu của Nhà xuất bản khoa học Sciedu Press, LAX là sân bay mang lại nhiều tác động kinh tế trực tiếp nhất trong số 5 sân bay quốc tế đông đúc nhất thế giới vào năm 2018, đạt gần 60 tỷ USD.

Hơn thế nữa, dòng tiền này sau đó được luân chuyển vào nền kinh tế, gián tiếp tạo ra các giá trị gia tăng như công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp hình thành các nhóm ngành dịch vụ mới,… doanh thu đóng vào ngân sách dưới dạng thuế tiếp tục được tái đầu tư, tạo ra vòng tuần hoàn về giá trị thặng dư của đường bay.

Cần phải nói, đóng góp trực tiếp từ khách du lịch và hàng hóa chỉ là một phần trong tác động kinh tế, khi chức năng quan trọng nhất của các sân bay là vận chuyển con người cùng với các công nghệ và ý tưởng của họ.

"Sự dịch chuyển con người kéo theo sự dịch chuyển dòng vốn. Khả năng thiết lập sự tiếp xúc trực tiếp giữa con người với nhau là một yếu tố quan trọng nâng đỡ khả năng thiết lập các dự án kinh doanh", ngiên cứu của Harvard nhận định.

Ông Justin Erbacci, Giám đốc điều hành sân bay LAX nhấn mạnh: "Nhu cầu bay thẳng giữa hai nước (Việt - Mỹ) là rất lớn, Bamboo Airways có cùng chung khát vọng với chúng tôi trong việc trám vào khoảng trống lớn về dịch vụ này".

Thông điệp cùng thời điểm hãng bay khai thác thành công chuyến bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam với Mỹ, bày tỏ kế hoạch khai thác thương mại thường lệ chặng bay khứ hồi TP. HCM – Los Angeles/San Francisco trong tương lai. Số liệu và phát ngôn của đại diện LAX đưa ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao nồng ấm giữa Việt Nam và Mỹ, là động lực cho giao lưu, hợp tác về thương mại, đầu tư.

Mỹ hấp dẫn doanh nghiệp Việt khi sở hữu thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới (trên 2.000 tỷ USD/năm) với nguồn vốn, công nghệ dồi dào. Ngược lại, Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ với thị trường gần 100 triệu người tiêu dùng, nền kinh tế liên tục tăng trưởng mạnh, hội nhập sâu rộng với thị trường ASEAN và các thị trường lớn trên thế giới nhờ nhiều hiệp định thương mại tự do.

Từ đó có thể thấy, những kỳ vọng của LAX là hoàn toàn có cơ sở. Với những yếu tố thuận lợi mới về quan hệ ngoại giao song phương Việt - Mỹ, người Mỹ đang đặt niềm tin vào một đường bay thẳng do chính người Việt thiết lập, khi bản thân các hãng bay của Mỹ đã phải từ bỏ cuộc chơi cách đây gần 15 năm.

 Khởi Minh

Mở lại hàng không nội địa, khách bay phải có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ

Mở lại hàng không nội địa, khách bay phải có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ

Kế hoạch phục hồi hoạt động vận tải hàng không nội địa, do Cục Hàng không xây dựng, chia làm ba giai đoạn. Tất cả khách bay đều phải có kết quả xét nghiệm âm tính và xuất trình các loại giấy tờ, nếu giả mạo sẽ bị cấm bay.