- Tiếp tục diễn đàn Giao thông Hà Nội hỗn loạn, VietNamNet giới thiệu bài viết của anh Trần Văn Tường (37 tuổi) - kỹ sư cầu đường ở TP.HCM.
Hà Nội và TP.HCM giống nhau về thực trạng quá tải xe cá nhân trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu dẫn tới kẹt xe mà tập trung chủ yếu ở khu trung tâm, làn đường hẹp, nút giao, ngã tư. Ngoài ra, nơi trung tâm thành phố có quá nhiều nhà cao tầng và các dịch vụ thiết yếu đã thu hút nhiều người đến, mật độ giao thông chỉ giãn ra vào dịp tết hoặc nghỉ lễ dài ngày.
Lỗi có thể do quy hoạch giao thông chưa phù hợp, phương tiện vận tải xe buýt vừa yếu vừa thiếu. Thành ra, người dân phải tự cứu lấy mình bằng cách sử dụng xe cá nhân.
Số lượng xe cá nhân tăng chóng mặt. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Theo tôi, để giảm ùn tắc cần khai thác có hiệu quả công trình giao thông. Phân luồng phân tuyến hợp lý trên các tuyến đường để hạn chế xung đột giữa các phương tiện, giảm kẹt xe. Thực hiện toàn diện chính sách xã hội hóa trong quản lý khai thác cầu, đường và kinh doanh vận tải để thu hút các nhà đầu tư có năng lực trong và ngoài nước cùng tham gia.
Thời gian hoàn thành các tuyến metro có lẽ còn khá lâu, phương án khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng khác vẫn là chủ đạo. Vậy nên đầu tư thêm xe buýt chất lượng cao về nội ngoại thất, nhân viên phục vụ tốt, không chạy ẩu và bỏ trạm. Ưu tiên làn đường cho buýt để hạn chế kẹt xe giờ cao điểm, phân luồng hợp lý để rút ngắn thời gian so với xe cá nhân.
Đặc biệt, giải quyết dứt điểm tình trạng chiếm dụng vỉa hè, xây dựng bãi giữ xe đủ sức chứa để người dân gởi xe máy để đi xe buýt, phương tiện công cộng. Hai việc này quan trọng, xem ra đã chậm.
Giải quyết nạn kẹt xe cần các giải pháp đồng bộ đi kèm với từng lộ trình hỗ trợ lẫn nhau như kết nối giao thông, tạo thuận lợi cho người sử dụng phương tiện công cộng, cụ thể:
Thứ nhất, khu trung tâm phải hạn chế xây dựng nhà cao tầng, trung tâm thương mại. Giãn dân cư ở nội thành, nơi thường kẹt xe bằng cách đầu tư cho khu vực ngoại thành.
Ảnh: Phạm Hải |
Thứ hai, công tác quản lý đô thị phải trên cơ sở khoa học, phù hợp tầm nhìn phát triển dân số, thực tiễn xã hội. Khi mở đường nên cẩn trọng tính toán cho nhu cầu giao thông tương lai đi kèm với giải pháp phát triển bền vững hạ tầng liên quan đến đời sống người dân về đi lại, vận chuyển.
Bên cạnh đó, mở rộng một số mặt đường khu trung tâm theo quy hoạch, nơi kẹt xe là việc nên làm để tăng diện tích đường cho xe chạy. Chi phí dù cao do giải tỏa nhưng bù lại góp phần giải quyết kẹt xe, kết hợp với cải tạo mỹ quan đô thị, hướng đến thành phố văn minh hiện đại là việc trước sau gì cũng phải làm.
Metro, xe buýt đẹp
Nhiều người hy vọng khi hoàn thành các tuyến metro đưa vào sử dụng sẽ giải quyết nạn kẹt xe tại Hà Nội và TP.HCM. Lo là các tuyến metro hoàn thành thiếu đồng bộ, không những khó khai thác mà có khai thác từng đoạn cũng không hiệu quả. Thực tế, một số tuyến metro đã chậm nhiều năm vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng, khởi công.
Để thu hút nhiều người sử dụng hệ thống metro phải cho thấy tiện lợi hơn xe cá nhân về đảm bảo đi lại, giá rẻ, thời gian, tiện lợi…
Cần sự chuẩn bị trong đầu tư và hoạch định chính sách thích hợp, thiết thực, hiệu quả. Tiến tới hạn chế xe cá nhân và chỉ nên thí điểm ở khu vực trung tâm hoặc trên một số tuyến đường trong phạm vi các quận nội đô. Sau đó, tùy theo điều kiện mà mở rộng dần phạm vi hạn chế xe cá nhân.
Kỷ luật có trước mới có tự giác Về trật tự giao thông Hà Nội phần tuyên truyền vẫn tiếp tục, song chỉ là phụ . Điểm chính là phải thay đổi tư duy: làm quyết liệt, mạnh mẽ để tạo cho người tham gia giao thông thói quen 'nề nếp' tuân thủ, đó là phạt thật chuẩn và nghiêm minh. Vì phải "kỷ luật có trước mới có tự giác". Cụ thể: - Kẻ vạch sơn phân làn xe máy và ô tô trên các tuyến phố chính, đường trục, vành đai mà trọng tâm là ô tô; Đinh Hùng Vui |
Mời bạn chia sẻ những câu chuyện, ngẫm nghĩ về giao thông Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Hiến kế, gợi ý để có thể cải thiện giao thông Hà Nội tốt hơn. Chia sẻ gửi về [email protected]. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải. |
Trần Văn Tường