"Sóng mạnh quá, nước quá buốt nên công tác trục vớt gặp khó khăn. Nhất là với các anh em thợ lặn", Thuyền trưởng Ngạn kể lại thời điểm trục vớt tàu cá có 14 ngư dân ở Quảng Bình bị chìm.
>>Đau đớn kể nỗ lực cứu hộ tàu chìm bất thành
>>Trắng đêm tìm kiếm nạn nhân trên tàu chìm
Cật lực trong sóng dữ, rét buốt
Thuyền trưởng Đậu Hữu Ngạn (SN 1947, quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh), người đã điều khiển tàu trục vớt Thiên Tài 27 (Công ty TNHH Thiên Tài, ở TP. Vinh. Nghệ An, chuyên trục vớt tàu bị nạn) kể lại việc trục vớt tàu cá của thôn Cồn Sẻ bị nạn.
Đội trục vớt của Công ty TNHH Thiên Tài tiến hành trục vớt tàu cá có 14 ngư dân bị nạn trên biển. |
Sau khi nhận được lệnh, đội trục vớt huy động 16 người, trong đó ông Ngạn làm thuyền trưởng, 1 chỉ huy trưởng, những người ở đội máy, đội lặn và các phương tiện chuyên dụng.
Khoảng 10h sáng ngày 2/1, những thợ lặn đầu tiên nhảy xuống nước, nơi con tàu bị chìm để buộc cáp.
'Sóng mạnh quá, nước quá buốt nên công tác trục vớt gặp khó khăn. Nhất là với các anh em thợ lặn" - thuyền trưởng Ngạn kể.
Tại đây, Phó GĐ Công ty TNHH Thiên Tài, ông Hồ Xuân Thoại đã chờ sẵn trên bờ trực tiếp phối hợp chỉ huy định vị, bơm nước vệ sinh tàu chìm để tiếp tục tìm kiếm các thi thể.
Công việc liên tục trong màn đêm rét buốt, gió thốc mạnh liên hồi, cho đến
khoảng 4h sáng ngày 3/1 thì bàn giao tàu cá bị nạn cho tàu địa phương kéo về
thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc.
"Chúng tôi đã nỗ lực hết mình, công việc trục vớt khó khăn vì thời tiết xấu,
nhưng thời gian hoàn thành công việc như thế là tốt. Nếu như 13 ngư dân còn lại
đã chết, thì việc trục vớt tàu mà không tìm thêm được thi thể nào như thế cũng
thấy trống trãi, buồn cho người thân của họ" - ông Thoại chia sẻ.
Ban lãnh đạo công ty trục vớt tàu trắng đêm chỉ huy công tác tìm kiếm thi thể trong tàu bị nạn. |
Cũng theo ông Thoại, sáng ngày 3/1, ông đã thay mặt đội trục vớt đến thăm hỏi, động viên các gia đình của 14 ngư dân trên tàu cá bị chìm.
Đến thời điểm này (ngày 6/1), thuyền trưởng Ngạn cho biết, tàu trục vớt vẫn còn neo đậu cách cầu Gianh khoảng 1km, mặc dù đã có lệnh ra cảng Hòn La từ sau khi hoàn thành công việc trục vớt, lai dắt tàu cá Cồn Sẻ, nhưng do thời tiết xấu, sóng lớn nên chưa thể ra.
3 giờ đồng hồ vớt 2 tàu, 1 sà lan
Một thông tin rất quan trọng từ thuyền trưởng Ngạn, trước ngày trục vớt tàu cá có 14 ngư dân bị nạn, tức ngày 22/12/2012, đội trục vớt của Công ty ông cũng đã trục vớt 2 tàu vận tải và 1 sà lan.
Đầu tiên là tàu chở dầu Phú Hà ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) trên tàu có 4 người do đứt neo, chết máy trôi dạt cách cảng Hòn La (Quảng Bình) khoảng 4 hải lý. Thời điểm trục vớt khoảng 5h sáng.
Đội trục vớt trắng đêm làm việc cật lực. |
Khoảng 6h30 tiếp tục trục vớt tàu Tiến Thành 68 chở 3.000 tấn quặng bị rê neo, trôi về cửa Gianh. 8h tiếp tục trục kéo sà lan cẩu chữ A của Công ty Mê Cô (Nghệ An) có 2 người trên đó, bị đứt neo trôi cách cảng Hòn La khoảng 1 hải lý. Khoảng 1 tuần sau, vào ngày 29/12, đội lại trục vớt tàu kéo nặng 50 tấn của Công ty Nam Tiến bị chìm vào bờ gần cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh)
Cũng theo ông Ngạn, trong trận lũ lịch sử năm 2010, chiếc xe khách chở 37 người bị lũ cuốn trôi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Đội trục vớt của Công ty ông cũng đã phối hợp tham gia trục vớt.
Và cuối cùng xác con tàu bị nạn cũng đã được
đưa về trước thôn Cồn Sẻ... |
Nói về công việc của mình, Thuyền trưởng Ngạn bộc bạch: "Cũng vất vả lắm, xa vợ con, phải đối mặt với sóng to, gió lớn. Nhưng giường như sinh ra đã có số với nghề này nên cứ tiếp tục".
Trưa nay (6/1) Hải Đội trưởng Hải Đội 2 Biên Phòng Quảng Bình,
Trung tá Trần Đình Cường cho biết, hiện Công tác tìm kiếm cứu nạn
vẫn đang được các lực lượng phối hợp triển khai. Trong đó, Biên phòng Quảng Bình điều 2 tàu, Cảnh sát biển 1 tàu, 1 tàu SAR 411 cứu nạn hàng hải của Khu vực 1, Cảng vụ 1 tàu, Kiểm ngư 1 tàu và một số tàu cá của ngư dân. "Thời tiết xấu, sóng to, gió lớn nên việc tìm kiếm gặp khó khăn. Rà đi rà lại mà vẫn không phát hiện thêm thi thể nào" Trung tá Cường nói. |
Trần Văn - Duy Tuấn