Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố một thông tin gây sốc rằng những sinh vật lạ có thể tồn tại trong điều kiện "không tưởng" ngay trên Trái đất của chúng ta.
Báo Telegraph đưa tin, các nhà khoa học của NASA cho thấy những vi khuẩn lạ có tên là GFAJ-1 trong hồ Mono ở California (Mỹ) – có nồng độ muối và thạch tín rất cao. Loại vi khuẩn mới này có cấu trúc DNA khác xa hoàn toàn mọi sinh vật sống trên Trái Đất của chúng ta và có thể sinh trưởng ở những môi trường khắc nghiệt mà chúng ta nghĩ rằng không thể tồn tại sự sống.
Phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về khái niệm sự sống cũng như mở ra một tia sáng mới trong việc tìm kiếm sự sống ở các hành tinh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong hệ Mặt trời như sao Hỏa hay sao Thổ.
Tiến sĩ Felisa Wolfe-Simon, thuộc Đại học Arizona (Mỹ) và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tuyên bố: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những sinh vật sống này có khả năng thích nghi với môi trường khác xa so với chúng ta tưởng trước đây. Phát hiện này cũng mở ra khả năng về sự tồn tại của các sinh vật trên các hành tinh khác và đã đến lúc chúng ta tìm ra chúng.”
Thông thường, mọi sự sống trên Trái Đất đều được cấu thành từ 6 chất, đó là: carbon, hyđrô, nitơ, ôxy, lưu huỳnh và phốt pho. Tuy nhiên, loại vi khuẩn mới được tìm thấy thì lại không tuân theo nguyên tắc trên, thay vì phốt pho, loại vi khuẩn này lại chứa chất thạch tín.
Các nhà khoa học đã khám phá ra sự khác thường khi nuôi cấy các vi khuẩn trên ở phòng thí nghiệm trong điều kiện môi trường khí phốt pho được thay thế bằng các hóa chất độc hại bao gồm chất thạch tín. Kết quả, loại vi khuẩn này vẫn phát triển mà không cần có chất phốt pho.
"Những sinh vật mà chúng ta đã biết luôn cần những chất hóa học cơ bản cho một cơ thể sống. Nhưng loại vi khuẩn này đã không tuân theo quy tắc đó khi chúng có thể hấp thụ một loại hóa chất khác mà chúng ta không ngờ tới”, tiến sĩ Ariel Anbar, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các vi sinh vật lạ vừa được phát hiện trong hồ Mono không chỉ sinh trưởng được trong môi trường thạch tín mà còn đưa chất độc hại này vào cấu trúc phân tử của chúng. Ảnh: PA. |
Phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về khái niệm sự sống cũng như mở ra một tia sáng mới trong việc tìm kiếm sự sống ở các hành tinh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong hệ Mặt trời như sao Hỏa hay sao Thổ.
Tiến sĩ Felisa Wolfe-Simon, thuộc Đại học Arizona (Mỹ) và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tuyên bố: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những sinh vật sống này có khả năng thích nghi với môi trường khác xa so với chúng ta tưởng trước đây. Phát hiện này cũng mở ra khả năng về sự tồn tại của các sinh vật trên các hành tinh khác và đã đến lúc chúng ta tìm ra chúng.”
Thông thường, mọi sự sống trên Trái Đất đều được cấu thành từ 6 chất, đó là: carbon, hyđrô, nitơ, ôxy, lưu huỳnh và phốt pho. Tuy nhiên, loại vi khuẩn mới được tìm thấy thì lại không tuân theo nguyên tắc trên, thay vì phốt pho, loại vi khuẩn này lại chứa chất thạch tín.
Các nhà khoa học đã khám phá ra sự khác thường khi nuôi cấy các vi khuẩn trên ở phòng thí nghiệm trong điều kiện môi trường khí phốt pho được thay thế bằng các hóa chất độc hại bao gồm chất thạch tín. Kết quả, loại vi khuẩn này vẫn phát triển mà không cần có chất phốt pho.
"Những sinh vật mà chúng ta đã biết luôn cần những chất hóa học cơ bản cho một cơ thể sống. Nhưng loại vi khuẩn này đã không tuân theo quy tắc đó khi chúng có thể hấp thụ một loại hóa chất khác mà chúng ta không ngờ tới”, tiến sĩ Ariel Anbar, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
- Hà Hương