Sau 10 năm thực hiện, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được đầu tư cơ sở vật chất; hàng chục nghìn lao động nông thôn được học nghề miễn phí, giới thiệu việc làm, góp phần giúp các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới ở lĩnh vực lao động, việc làm và thu nhập của người dân...

Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh có 33 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia thực hiện đề án; trong đó có 5 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 14 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 1 doanh nghiệp, 8 cơ sở đào tạo khác.

Qua 10 năm thực hiện Đề án 1956, đã có hơn 27 nghìn lượt lao động nông thôn ở Hưng Yên được hỗ trợ học nghề miễn phí; trong đó, 20 nghìn lượt lao động học nghề phi nông nghiệp, hơn 7 nghìn lượt lao động học nghề nông nghiệp; tỷ lệ lao động có việc làm ngay sau học nghề đạt 93% - 98%.

{keywords}
Qua 10 năm thực hiện Đề án 1956, đã có hơn 27 nghìn lượt lao động nông thôn ở Hưng Yên được hỗ trợ học nghề miễn phí. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên cho biết, dự kiến từ nay đến hết năm 2020, sẽ có thêm gần 12 nghìn lao động nông thôn được học nghề miễn phí theo Đề án 1956. Đề án sẽ tập trung ưu tiên đào tạo nghề miễn phí cho các nhóm đối tượng người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất, người thuộc hộ cận nghèo, lao động nữ bị mất việc làm. Mục tiêu căn bản là thay đổi tư duy học nghề lao động nông thôn; gắn kết đào tạo nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, bảo đảm trên 90% số lao động nông thôn sau học nghề phi nông nghiệp có việc làm và người học nghề nông nghiệp có thu nhập cao hơn.

Hải Nguyên

Gia Lai đào tạo nghề cho khoảng 30.000 lao động nông thôn sau 10 năm

Gia Lai đào tạo nghề cho khoảng 30.000 lao động nông thôn sau 10 năm

- Qua 10 năm (2009-2019) triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Gia Lai đã đào tạo nghề miễn phí cho gần 30.000 lao động ở 2 nhóm nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.