Theo tiết lộ của một quan chức giấu tên đến từ HiSilicon - công ty con của Huawei, nhà sản xuất Trung Quốc này coi Qualcomm là đối thủ số một trong lĩnh vực sản xuất linh kiện bán dẫn.
Sự kiện Qualcomm’s China Tech Day mới được tổ chức ở Bắc Kinh gián tiếp chứng minh cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa hai nhà sản xuất linh kiện bán dẫn này khi mà Huawei là cái tên duy nhất có liên quan đến ngành công nghệ tại địa phương lại không gửi bất kỳ đại diện nào tham dự hội nghị.
Huawei cũng là hãng duy nhất ở khu vực Đông Á không lên tiếng chống lại sự sáp nhập của Qualcomm và Broadcom vào đầu năm nay.
Theo bộ phận an ninh quốc gia của Bộ Tài chính Mỹ, việc hợp nhất này có thể gián tiếp đem lại lợi ích cho Huawei và cho phép công ty này có cơ hội nắm giữ vị trí dẫn đầu trong cuộc đua 5G và một số lĩnh vực công nghệ khác bởi Broadcom có thể sẽ cắt giảm nghiên cứu của Qualcomm và ngân sách phát triển để đẩy nhanh tốc độ hoàn vốn dự kiến.
Huawei vẫn đang sử dụng chip của Qualcomm trong một số thiết bị nhưng chi phí cho việc này đã giảm đáng kể trong suốt 7 năm qua. Mặc dù thực tế Huawei không cung cấp chip HiSilicon cho các bên thứ ba, Qualcomm vẫn xem công ty này như một đối thủ do thị phần smartphone của Huawei trên toàn cầu ngày càng tăng.
Năm ngoái, doanh thu mà HiSilicon kiếm được bằng khoảng 1/4 doanh thu của Qualcomm, tương đương với 22.3 tỷ USD và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.
Với hơn 2/3 thiết bị cầm tay của Huawei và Honor được phát hành trong năm 2018 sử dụng chip HiSilicon, Qualcomm đang phải chứng kiến việc đánh mất cơ hội lớn cho hoạt động kinh doanh của mình. Cả hai cũng cạnh tranh trong việc sở hữu trí tuệ các công nghệ mới, đặc biệt là về IoT và bằng sáng chế công nghệ 5G.
Liệu trong tương lai, công ty nào sẽ chiếm lĩnh được thị trường này? Dù thế nào đi chăng nữa thì cuộc cạnh tranh này hứa hẹn sẽ tạo nên sự bùng nổ công nghệ trên thế giới.