Trang web “đểu” khai thác tài khoản email người dùng |
Thiệp “đểu”
Sáng đầu tuần, anh K. – hiện là nhân viên bộ phận khách hàng một công ty chứng khoán - nhận được email của một người lạ với thông điệp úp úp mở mở đầy “yêu thương” và tặng kèm anh một link thiệp Giáng sinh online. Tưởng là từ một cô gái nào đó đang để ý mình, K. mở link lên. Trong trang web sau đó, anh được yêu cầu nhập thông tin user name và mật khẩu của tài khoản email mình đang dùng để có thể xem thiệp Giáng sinh đó. Không mảy may nghi ngờ, anh khai báo các thông tin để đăng nhập nhưng không có quà. Biết đã bị lừa, K. liền đổi lại mật khẩu cho tài khoản email của mình và bỏ lỡ cuộc họp quan trọng trong công ty rồi bị phê bình.
Ngoài K., rất nhiều người đã bị loại thiệp “đểu” lừa đảo như vậy. Theo cảnh báo từ Trung tâm BKIS thì “kẻ xấu đã sử dụng những tài khoản lấy được để tiếp tục gửi thư lừa đảo cho bạn bè của nạn nhân và thực hiện nhiều hành vi phá hoại khác như: Đổi mật khẩu để khống chế tài khoản, xóa thư hoặc đánh cắp các dữ liệu quan trọng lưu trữ trong hòm thư điện tử...”. Không chỉ có ở Việt Nam, loại thiệp “đểu” này hiện đang hoành hành dữ dội trên khắp thế giới. Vì vậy, người sử dụng cần cẩn trọng khi nhận được các đường link qua email và không nên gõ mật khẩu vào những website không rõ nguồn gốc.
Hàng gian
Tập trung vào thị hiếu của người tiêu dùng muốn mua các sản phẩm mùa Giáng sinh với giá rẻ hoặc những mặt hàng lạ mắt..., nhiều kẻ lừa đảo trên mạng đã tập trung chào hàng mọi người những sản phẩm mà ngay cả những người bán chuyên nghiệp cũng không biết nó xuất xứ từ đâu. Một trong những món hàng được bán phổ biến trên mạng vào mùa Giáng sinh này là cây thông Noel. Những mặt hàng như thế này ở ngoài tiệm thường bán với giá từ 200.000 – 300.000 đồng với những cây nhỏ hoặc 500.000 – 1 triệu đồng với cây to nhưng trên mạng, giá của chúng có thể rẻ tới 1/3 hoặc một nửa.
Đóng vai một người có ý định mua cây thông cao phủ tuyết cao 3 mét , chúng tôi liên lạc với D. Sau khi nói rõ mục đích mua cây thông về để trang trí cho cơ quan và hỏi vì sao thông bán lại rẻ như thế vì ngoài thị trường giá cao hơn 3 lần thì D. giải thích rằng đây là sản phẩm của nhà tự làm. Thỏa thuận giá cả xong, D. nói chúng tôi hãy gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của D. để công ty gửi hàng đến tận cơ quan. Khi được đề nghị cho chúng tôi tới nơi xem hàng để chở về cho tiện thì D. nói ở xa ngoài tận Hà Nội nên gửi bưu điện sẽ tốt hơn. Sau khi chúng tôi nói có người thân ở ngoài Hà Nội thì D. lảng qua chuyện khác rồi tắt máy. Trong những lần khác cố gắng liên lạc lại, điện thoại của D. liên tục nằm “ngoài vùng phủ sóng”. Vài tiếng sau, bản tin bán hàng trên mạng của D. biến mất và sáng hôm sau, những người bán thông giống như D. lại xuất hiện với cùng một mức giá. Lần này, chủ shop nói rõ sẽ giảm thêm tiền cho người mua giao dịch qua ATM.
Ngoài cây thông, khá nhiều sản phẩm có giá cao ngoài thị trường cũng được bán với giá rất rẻ trên mạng.
Rủi ro cao
Việc giao dịch trên mạng luôn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ do hai bên mua và bán ít có cơ hội gặp mặt và xem hàng trực tiếp. Vì thế, nhiều người đã bị “hố” nặng khi mua phải hàng kém chất lượng, “nhìn trên hình đẹp mà bên ngoài lại xấu”, hay chất liệu sản phẩm không được đảm bảo. Nguy hiểm nhất là tình trạng lừa đảo trong việc mua bán qua mạng. Nhiều nơi sau khi nhận tiền đặt cọc của khách hàng thì biến mất tăm, khóa số điện thoại, xóa luôn trang quảng cáo của mình khiến nhiều người rơi vào tình trạng “tức mà chẳng làm gì được”.
Mới đây, trên một website mua bán trực tuyến, ban quản trị đã chặn rất nhiều người bán hàng đểu và cung cấp thông báo lên trang chủ cũng như số điện thoại của người này. Tuy nhiên, theo Qu., chủ một shop quần áo trên rongbay, thì những kẻ lừa đảo thường sử dụng SIM dùng một lần, khi bị lộ thì thay SIM mới và trò lừa lại tiếp tục. Ngoài ra, một trong những “chiêu” mới mà bọn lừa đảo hay dùng, đó là tạo thật nhiều gian hàng khác nhau, sau đó ồ ạt giảm giá nhằm tạo cho khách hàng cảm giác là do các cửa hàng cạnh tranh nên giảm giá. Khá nhiều người bị lừa vì những chiêu như vậy.
Mua hàng trên mạng hiện đang rất phổ biến vì sự thuận tiện và đáp ứng được mọi nhu cầu mua sắm của mọi người. Tuy nhiên, cẩn trọng là tiêu chí hàng đầu giúp bạn không bị sa đà và sáng suốt hơn trong việc mua bán qua mạng trong những ngày này! Trước khi mua, nên xem lại mức độ tin cậy mà website đánh giá cho thành viên đó.
Ngoài K., rất nhiều người đã bị loại thiệp “đểu” lừa đảo như vậy. Theo cảnh báo từ Trung tâm BKIS thì “kẻ xấu đã sử dụng những tài khoản lấy được để tiếp tục gửi thư lừa đảo cho bạn bè của nạn nhân và thực hiện nhiều hành vi phá hoại khác như: Đổi mật khẩu để khống chế tài khoản, xóa thư hoặc đánh cắp các dữ liệu quan trọng lưu trữ trong hòm thư điện tử...”. Không chỉ có ở Việt Nam, loại thiệp “đểu” này hiện đang hoành hành dữ dội trên khắp thế giới. Vì vậy, người sử dụng cần cẩn trọng khi nhận được các đường link qua email và không nên gõ mật khẩu vào những website không rõ nguồn gốc.
Hàng gian
Tập trung vào thị hiếu của người tiêu dùng muốn mua các sản phẩm mùa Giáng sinh với giá rẻ hoặc những mặt hàng lạ mắt..., nhiều kẻ lừa đảo trên mạng đã tập trung chào hàng mọi người những sản phẩm mà ngay cả những người bán chuyên nghiệp cũng không biết nó xuất xứ từ đâu. Một trong những món hàng được bán phổ biến trên mạng vào mùa Giáng sinh này là cây thông Noel. Những mặt hàng như thế này ở ngoài tiệm thường bán với giá từ 200.000 – 300.000 đồng với những cây nhỏ hoặc 500.000 – 1 triệu đồng với cây to nhưng trên mạng, giá của chúng có thể rẻ tới 1/3 hoặc một nửa.
Đóng vai một người có ý định mua cây thông cao phủ tuyết cao 3 mét , chúng tôi liên lạc với D. Sau khi nói rõ mục đích mua cây thông về để trang trí cho cơ quan và hỏi vì sao thông bán lại rẻ như thế vì ngoài thị trường giá cao hơn 3 lần thì D. giải thích rằng đây là sản phẩm của nhà tự làm. Thỏa thuận giá cả xong, D. nói chúng tôi hãy gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của D. để công ty gửi hàng đến tận cơ quan. Khi được đề nghị cho chúng tôi tới nơi xem hàng để chở về cho tiện thì D. nói ở xa ngoài tận Hà Nội nên gửi bưu điện sẽ tốt hơn. Sau khi chúng tôi nói có người thân ở ngoài Hà Nội thì D. lảng qua chuyện khác rồi tắt máy. Trong những lần khác cố gắng liên lạc lại, điện thoại của D. liên tục nằm “ngoài vùng phủ sóng”. Vài tiếng sau, bản tin bán hàng trên mạng của D. biến mất và sáng hôm sau, những người bán thông giống như D. lại xuất hiện với cùng một mức giá. Lần này, chủ shop nói rõ sẽ giảm thêm tiền cho người mua giao dịch qua ATM.
Ngoài cây thông, khá nhiều sản phẩm có giá cao ngoài thị trường cũng được bán với giá rất rẻ trên mạng.
Rủi ro cao
Việc giao dịch trên mạng luôn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ do hai bên mua và bán ít có cơ hội gặp mặt và xem hàng trực tiếp. Vì thế, nhiều người đã bị “hố” nặng khi mua phải hàng kém chất lượng, “nhìn trên hình đẹp mà bên ngoài lại xấu”, hay chất liệu sản phẩm không được đảm bảo. Nguy hiểm nhất là tình trạng lừa đảo trong việc mua bán qua mạng. Nhiều nơi sau khi nhận tiền đặt cọc của khách hàng thì biến mất tăm, khóa số điện thoại, xóa luôn trang quảng cáo của mình khiến nhiều người rơi vào tình trạng “tức mà chẳng làm gì được”.
Mới đây, trên một website mua bán trực tuyến, ban quản trị đã chặn rất nhiều người bán hàng đểu và cung cấp thông báo lên trang chủ cũng như số điện thoại của người này. Tuy nhiên, theo Qu., chủ một shop quần áo trên rongbay, thì những kẻ lừa đảo thường sử dụng SIM dùng một lần, khi bị lộ thì thay SIM mới và trò lừa lại tiếp tục. Ngoài ra, một trong những “chiêu” mới mà bọn lừa đảo hay dùng, đó là tạo thật nhiều gian hàng khác nhau, sau đó ồ ạt giảm giá nhằm tạo cho khách hàng cảm giác là do các cửa hàng cạnh tranh nên giảm giá. Khá nhiều người bị lừa vì những chiêu như vậy.
Mua hàng trên mạng hiện đang rất phổ biến vì sự thuận tiện và đáp ứng được mọi nhu cầu mua sắm của mọi người. Tuy nhiên, cẩn trọng là tiêu chí hàng đầu giúp bạn không bị sa đà và sáng suốt hơn trong việc mua bán qua mạng trong những ngày này! Trước khi mua, nên xem lại mức độ tin cậy mà website đánh giá cho thành viên đó.
Phi Phong - Tố Lan (Theo TG@)