Đề cập chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật những tồn tại cần giải quyết của các công trình giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đã và đang triển khai.

Đối với việc quyết toán các dự án các hợp đồng BOT, BT trước thời điểm Thông tư số 166 ngày 17/11/2011 có hiệu lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải căn cứ quy định pháp luật từng thời kỳ, quy định của Hợp đồng dự án và điều khoản chuyển tiếp của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP để thực hiện quyết toán các hợp đồng BOT, BT trước thời điểm Thông tư số 166 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành.

{keywords}
Các dự án giao thông BOT vướng nhiều tai tiếng.

"Những điều kiện hợp đồng trái với quy định pháp luật từng thời kỳ sẽ bị vô hiệu", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Đối với việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay: Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đến nay một số dự án có sự sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu. Chính phủ đang xem xét để xử lý các vấn đề nêu trên.

Đối với việc rà soát tổng thể về vị trí đặt trạm, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát báo cáo Chính phủ xem xét giải quyết từng trạm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải đang hoàn thiện Thông tư thay thế Thông tư 49/2016/TT-BGTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, nhằm đảm bảo việc quản lý doanh thu minh bạch, chính xác và khách quan hơn. 

Còn trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải cho biết: Đến nay, có 49 dự án BOT đã đến kỳ tăng giá theo hợp đồng. Do Chính phủ chỉ đạo chưa tăng giá, theo tính toán sẽ có nhiều dự án bị vỡ phương án tài chính nếu phải lùi thời điểm tăng giá đến năm 2022. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án, không đảm bảo kế hoạch trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu...

Bộ Giao thông vận tải đã rà soát, tính toán cụ thể và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý.

L.Bằng

Kiểm toán BOT và BT, vạch rõ hàng loạt sai phạm ngàn tỷ

Kiểm toán BOT và BT, vạch rõ hàng loạt sai phạm ngàn tỷ

 Kiểm toán các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT cho thấy nhiều vi phạm nghiêm trọng, có khả năng gây thất thu ngân sách, người dân phải chịu phí cao.