Dù cơ quan chức năng đã mời, gọi, thuyết phục rồi vận động người dân đến để lấy sổ đỏ, nhưng suốt mấy năm nay, hơn 70.000 hộ dân ở Thái Bình vẫn không chịu đến lấy sổ đỏ vì đủ lý do khác nhau…
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Thái Bình, tính đến giữa tháng 3/2018, Sở này đang “ế” tới 71.252 sổ đỏ đã ký nhưng chưa trao được cho người sử dụng đất, chiếm khoảng 5% tổng số sổ đỏ cấp cho các hộ trong toàn tỉnh Thái Bình.
Trong số 71.252 sổ đỏ bị “ế” trên có 50.643 sổ cấp trong giai đoạn sau năm 1999, đã được đo đạc chính xác nhưng người dân không đến nhận. Còn 20.609 sổ đỏ cấp trong giai đoạn 1995-1999, hiện không còn hiệu lực, vì giai đoạn này cấp theo cách một giấy cấp cho nhiều thửa, bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp, số liệu đối chiếu hiện nay chênh lệch, không chính xác do dồn điền đổi thửa và đo đạc, lập bản đồ địa chính đã làm thay đổi số liệu.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, tính đến giữa tháng 3/2018, Sở này đang “ế” tới 71.252 sổ đỏ. |
Ông Đoàn Văn Nho, Giám đốc Trung tâm Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở TN-MT tỉnh Thái Bình cho biết, hiện nay cơ quan này đang trực tiếp quản lý hơn 70.000 sổ đỏ mà dân chưa đến nhận. Hơn 70.000 sổ đỏ này nằm rải rác khắp địa bàn tỉnh Thái Bình, nơi nhiều nhất là huyện Kiến Xương, với 21.936 sổ, ít nhất là huyện Vũ Thư với 1.631 sổ.
Để hiểu rõ hơn về lý do tại sao người dân lại thờ ơ với việc đi nhận sổ đỏ, nhờ cơ quan Nhà nước “giữ hộ”, dù đây được xem là tài sản có giá trị lớn, đa phần người dân đều trả lời do chưa cần đến sổ đỏ nên chưa muốn lấy. Họ cho rằng đất họ đang ở là do tổ tiên để lại, không có tranh chấp, không mua bán, chuyển nhượng nên không cần cầm sổ đỏ.
Còn theo ông Đặng Văn Nhu, Giám đốc Trung tâm Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Kiến Xương, lý do mà các hộ dân chưa đến lấy sổ có rất nhiều, nhưng chủ yếu là vì phải nộp nghĩa vụ tài chính khi làm thủ tục cấp sổ.
Phía Sở TM-MT tỉnh Thái Bình cho biết, trong số 20.609 sổ đỏ cấp trong giai đoạn 1995-1999, nay đã không còn hiệu lực. Nếu muốn lấy sổ, các hộ trên phải đến làm thủ tục xin đổi giấy chứng nhận rồi mới được cấp mới.
Được biết, vào năm 2014, tại Thái Bình có đến hơn 200.000 sổ đỏ tồn động hầu hết đều do không nộp nghĩa vụ tài chính. Sau này, những hộ nào có việc cần dùng đến sổ đỏ mới chịu tới nộp tiền lấy sổ, nên hiện nay mới còn hơn 70.000 sổ đỏ còn lại.
Dù đã đề đạt phương án miễn nghĩa vụ tài chính hoặc hỗ trợ tài chính cho các hộ lấy sổ đỏ, nhưng những phương án này đều không khả thi và không được cơ quan cấp trên cho phép.
(Theo Dân trí)
Sổ đỏ ghi tên cả gia đình: 'Quyền lực' con cái, rắc rối khó lường
Theo quy định mới, các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình đều được ghi tên trong sổ đỏ. Như vậy, với các trường hợp này nếu bố mẹ không được sự đồng ý của con thì khó có thể chuyển nhượng.
Cắt giảm 1/2 thời gian: Làm sổ đỏ chỉ mất 15 ngày
Ngoài việc cắt giảm từ 1/3 đến 1/2 thời gian cấp sổ đỏ, quyết định mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn điều chỉnh thời gian thực hiện một số thủ tục hành chính về đất đai khác.
Sổ đỏ ghi tên cả gia đình: Bố bán nhà phải hỏi ý con?
Bố mẹ bán nhà phải có ý kiến của con trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình, trong đó con là thành viên.
Từ 5/12, sổ đỏ sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình
Có hiệu lực từ 5/12/2017 tới đây, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất.
Cấp đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng và những điều cần biết
Nếu như bạn đang muốn làm thủ tục cấp đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng cho tài sản sở hữu của mình, thì đây là những điều bạn cần biết trước khi tiến hành làm.
Mua nhà của 'đại gia điếu cày' 3 năm chưa có sổ đỏ
Hầu hết cư dân mua nhà liền kề tại dự án Đại Thanh (Tả Thanh Oai, Thanh Trì) đều chưa được chính quyền cấp sổ đỏ do sai phạm của chủ đầu tư - Tập đoàn Mường Thanh.