Theo Đề án 89 “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030”, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được tự chủ trong việc tuyển chọn và gửi giảng viên đi đào tạo, quản lý kinh phí, theo dõi quá trình đào tạo cho tới việc sử dụng sau đào tạo và bồi hoàn kinh phí đào tạo (nếu có).

Ngoài ra, các cơ sở đào tạo sẽ được tự chủ trong tuyển sinh và tổ chức đào tạo (với 3% đào tạo trong nước) trên nguyên tắc chia sẻ kinh phí giữa nhà nước và cơ sở đào tạo cử giảng viên tham gia đề án.

Việc đào tạo sẽ được thực hiện theo các hình thức linh hoạt như đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam; đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; đào tạo toàn thời gian theo hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo của Việt Nam và cơ sở đào tạo của nước ngoài (chỉ dành cho đào tạo ở trình độ tiến sĩ).

Tính trong năm 2021, cả nước có 164 cơ sở đăng ký gửi 1.277 giảng viên đi đào tạo tiến sĩ bằng ngân sách theo cả loại hình đào tạo trong nước, gửi đào tạo ở nước ngoài lẫn đào tạo theo hình thức phối hợp. Tới năm 2022, có 155 đăng ký cơ sở gửi 1.308 giảng viên đi đào tạo.

Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, để thực hiện mục tiêu của Đề án 89, trong 10 năm tới, giáo dục đại học Việt Nam cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

{keywords}

Số lượng giáo viên được cử đi học tiến sĩ theo Đề án 89 trong năm 2021 và 2022.

Tính đến năm 2019, Việt Nam có 73.312 giảng viên, trong đó, gần 21.000 giảng viên có trình độ tiến sĩ (chiếm hơn 28%). Đến năm 2020, có khoảng 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ. Con số này tăng lên 31,12% vào năm 2021.

Ở thời điểm hiện tại, có 4% cơ sở giáo dục đại học đạt tỷ lệ 75% giảng viên là tiến sĩ. Số cơ sở có tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ đạt 50 – 75% chiếm 9%. Hầu hết các trường đều có tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ đạt 10 – 50%. Số còn lại có dưới 10% giảng viên có trình độ tiến sĩ.

{keywords}

Thúy Nga

Hơn 28% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ

Hơn 28% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ

Sau 13 năm thực hiện “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020”, tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã tăng gấp hơn 2 lần.

Sau những đề án nghìn tỷ, Đề án 89 cử giảng viên học tiến sĩ có gì mới?

Sau những đề án nghìn tỷ, Đề án 89 cử giảng viên học tiến sĩ có gì mới?

Trước Đề án 89, trong vòng 20 năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT từng chủ trì thực hiện 2 đề án đào tạo nhân lực trình độ tiến sĩ và thạc sĩ có kinh phí nhiều nghìn tỉ đồng.