- Hôm nay, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp lịch sử tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm.

Đây là cuộc thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên sau 11 năm, là lần thứ 3 trong 65 năm, các lãnh đạo hàng đầu của hai miền Triều Tiên có cuộc gặp mặt đối mặt.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Nhà Hòa Bình tại khu biên giới phi quân sự chung bên phần Hàn Quốc kiểm soát; đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Triều Tiên đặt chân sang lãnh thổ Hàn Quốc.

{keywords}
Bà Lee Miyon - Công sứ kiêm Tổng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

VietNamNet phỏng vấn bà Lee Miyon - Công sứ kiêm Tổng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam về sự kiện lịch sử này,

Thưa bà, hội nghị thượng đỉnh liên Triều có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Từ năm ngoái tới nay, tình hình trên bán đảo Triều Tiên khá căng thẳng, có những lúc tưởng như bùng nổ chiến tranh. Trong bối cảnh như vậy, Tổng thống và chính phủ Hàn Quốc luôn nhất quá nỗ lực thuyết phục Triều Tiên bước vào bàn đối thoại.

Bên cạnh đó, nhờ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong đó có Mỹ, Việt Nam, lần này hai miền Triều Tiên đã thống nhất tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai miền hôm nay. Có thể nói, sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn và đặc biệt.

Hội nghị thượng đỉnh lần này diễn ra tại Bàn Môn Điếm ở Nhà Hòa Bình bên phần Hàn Quốc kiểm soát, đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Triều Tiên đặt chân sang lãnh thổ Hàn Quốc.

Hàn Quốc hết sức mong chờ hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là cơ hội tiến tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, xây dựng nền hòa bình và phát triển quan hệ hai miền.

Bà đánh giá thế nào về việc Bình Nhưỡng gần đây tuyên bố ngừng các cuộc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa, đóng cửa cơ sở thử hạt nhân tại Punggye-ri?

Chúng tôi cho rằng quyết định này của Triều Tiên có ý nghĩa hết sức to lớn, có thể mở ra con đường hướng tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Quyết định này ngoài ảnh hưởng rất tích cực đến hội đàm  thượng đỉnh hôm nay, còn tạo môi trường hòa bình để có thể tiến tới hội đàm thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên.

{keywords}
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp lịch sử tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm

Bà cho biết những chủ đề chính dự kiến sẽ được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này?

Phần chính của hội nghị gồm 3 nội dung: Trao đổi tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên; thiết lập nền hòa bình vĩnh cửu trên bán đảo và phát triển quan hệ hai miền.

Nội dung quan trọng nhất đó là phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Thông qua đó tạo dựng nền tảng để có những bước tiến thiết thực giải quyết một cách hòa bình vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Ở nội dung thứ hai, chúng tôi mong chờ hội nghị sẽ là cơ hội để hai bên có thể tiến tới chấm dứt chiến tranh và đạt được một hiệp định hòa bình.

Về nội dung bàn thảo thứ ba, hy vọng thời gian tới hai miền sẽ thúc đẩy các hoạt động đối thoại, giao lưu, hợp tác cũng như các vấn đề nhân đạo, có thể tiến tới trao đổi nội dung hợp tác kinh tế hai miền.

Tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018, Triều Tiên đã cử đoàn tham gia vận hội, đại biểu hai miền có những hoạt động giao lưu tại lễ khai mạc và bế mạc. Chính phủ Hàn Quốc đã thể hiện thiện chí thông qua sự đón tiếp đoàn đại biểu Triều Tiên.

Bên cạnh đó, ước vọng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên của cộng đồng quốc tế đã được truyền tải rộng rãi.

Triều Tiên gần đây cũng có những động thái, như tuyên bố ngừng các cuộc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa, đóng cửa cơ sở thử hạt nhân. Đây là dấu hiệu tích cực cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo.

Thời gian tới, còn nhiều việc phải làm, con đường phía trước cũng không dễ dàng. Tôi hy vọng hôm nay, chúng ta sẽ chứng kiến hình ảnh lãnh đạo Triều Tiên tới Hàn Quốc tham dự hội đàm thượng đỉnh tại Bàn Môn Điếm với sự thiện chí.

Hội đàm thượng đỉnh hai miền cũng sẽ là khởi đầu cho những cuộc đối thoại, hội đàm khác giữa hai miền. Sự thành công của hội nghị thượng đỉnh liên Triều sẽ trở thành nền tảng quan trọng cho sự thành công của hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên.

Chúng tôi cũng mong chờ tương lai sẽ có hội đàm ba bên giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn  Quốc.

Triều Tiên thử hạt nhân, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế

Triều Tiên thử hạt nhân, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình.

Mỹ đưa thêm vũ khí chiến lược tới bán đảo Triều Tiên

Mỹ đưa thêm vũ khí chiến lược tới bán đảo Triều Tiên

Mỹ và đồng minh Hàn Quốc đã thảo luận về việc điều thêm nhiều vũ khí chiến lược Mỹ tới bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử bom nhiệt hạch.

Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên ở Hà Nội

Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên ở Hà Nội

Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên, Đại tướng Pak Yong Sik đang có chuyến thăm tại Việt Nam.

Lý do bán đảo Triều Tiên suýt thành chảo lửa

Lý do bán đảo Triều Tiên suýt thành chảo lửa

Người ta nói về nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bán đảo Triều Tiên tiến sát đến miệng hố chiến tranh, nhưng ở đây, điều quan trọng ẩn giấu liên quan tới Triều Tiên và đối tác thương mại chủ chốt cũng như đồng minh duy nhất - TQ.

Bộ trưởng Triều Tiên dừng chân trước kỷ vật Đặng Thùy Trâm

Bộ trưởng Triều Tiên dừng chân trước kỷ vật Đặng Thùy Trâm

Đến thăm Bảo tàng Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Ri Su Yong dừng chân khá lâu trước những kỷ vật của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

4 lý do không thể có chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên

4 lý do không thể có chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên

Theo nhận định của giới chuyên gia chính trị được tờ Thời báo Hàn Quốc số ra ngày 11/4 đăng tải, dường như sẽ không có “cơ hội” cho hai miền Triều Tiên cùng tham chiến.

Thái An