Doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Thái Lan. Từ giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã triển khai chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu, chuyển hướng từ đầu tư công sang khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, Thái Lan thành lập Bộ Đầu tư vào năm 1959 và ban hành Luật Đầu tư năm 1960 nhằm tạo môi trường thuận lợi và thu hút doanh nghiệp FDI thông qua ưu đãi về thuế và phi thuế quan(7). Dòng vốn FDI không chỉ tạo ra mối liên kết về kỹ thuật, mà còn thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất, giúp doanh nghiệp Thái Lan đáp ứng các tiêu chuẩn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhu cầu về nguyên vật liệu của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp cũng thúc đẩy sự phát triển của nhà cung ứng địa phương.

2024 Vin   Ngo Minh.jpg

Giai đoạn 1972 - 1996, Thái Lan ban hành chính sách thu hút chuyên gia và lao động chất lượng cao từ nước ngoài thông qua ưu đãi về đất đai và việc làm nhằm thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế xuất khẩu(8). Năm 1998, Thái Lan thành lập Cơ quan Phát triển liên kết công nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Thái Lan đặc biệt chú trọng chính sách “quy tắc xuất xứ địa phương” để buộc nhà lắp ráp sử dụng nhiều hơn linh kiện sản xuất trong nước.

Hiện nay, chính sách thu hút FDI của Thái Lan đã có sự thay đổi, từ chiến lược phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu chuyển sang chiến lược tập trung sản xuất phục vụ xuất khẩu. Điều này giúp Thái Lan giảm nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu, cũng như cải thiện thâm hụt thương mại. Thái Lan cũng thu hẹp số lượng ngành được hưởng ưu đãi, thay vào đó tập trung vào các lĩnh vực về công nghệ cao, R&D, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Thái Lan khuyến khích đầu tư vào các khu vực xa trung tâm thủ đô và các vùng nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển vùng, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài(9). Với môi trường kinh doanh thông thoáng và chính sách ưu đãi hấp dẫn, Thái Lan đã đạt được thành công đáng kể trong việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong các lĩnh vực, như công nghiệp ô tô và phụ tùng.

cnht ptrien 3.jpg
Trung tâm cơ khí ô tô tại nhà máy của Thaco Chu Lai, tỉnh Quảng Nam

Có thể thấy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan là các quốc gia tiêu biểu trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại châu Á. Do mỗi nước có mức độ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa khác nhau nên định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũng khác biệt. Nhật Bản là quốc gia châu Á tiên phong thành công trong quá trình công nghiệp hóa và đã bắt kịp các quốc gia tiên tiến. Hàn Quốc đang dần thu hẹp khoảng cách và bước vào giai đoạn “nền kinh tế đổi mới sáng tạo”. Mặc dù đi sau Nhật Bản và Hàn Quốc, song nền công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan được xếp đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Xuất phát từ thực tiễn của các quốc gia này cho thấy, việc xây dựng chính sách phù hợp đóng vai trò quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ. Việc lựa chọn và triển khai chính sách phụ thuộc vào mức độ phát triển, cũng như các đặc điểm lợi thế hay hạn chế của từng quốc gia.

Có thể thấy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan là các quốc gia tiêu biểu trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại châu Á. Do mỗi nước có mức độ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa khác nhau nên định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũng khác biệt. Nhật Bản là quốc gia châu Á tiên phong thành công trong quá trình công nghiệp hóa và đã bắt kịp các quốc gia tiên tiến. Hàn Quốc đang dần thu hẹp khoảng cách và bước vào giai đoạn “nền kinh tế đổi mới sáng tạo”. Mặc dù đi sau Nhật Bản và Hàn Quốc, song nền công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan được xếp đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Xuất phát từ thực tiễn của các quốc gia này cho thấy, việc xây dựng chính sách phù hợp đóng vai trò quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ. Việc lựa chọn và triển khai chính sách phụ thuộc vào mức độ phát triển, cũng như các đặc điểm lợi thế hay hạn chế của từng quốc gia.

Hoàng Linh