Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Việt Nam hiện nay còn cực kì khiêm tốn.

Là thành viên của nhóm nghiên cứu mạnh tại Trường Đại học quốc gia Hà Nội, PGS.TS Lê Minh Hà cho biết, trong năm vừa qua, nhóm nghiên cứu mạnh của ông được hỗ trợ 30 triệu đồng.

“Nhìn con số đó chúng ta không cần bình luận gì thêm nữa”, Giám đốc Viện nghiên cứu cao cấp về Toán nói.

{keywords}

 Các khách mời tại Tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, chính sách học bổng và hợp tác nhà trường – doanh nghiệp” do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn tổ chức ngày 23/3.

Tại Tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, chính sách học bổng và hợp tác nhà trường – doanh nghiệp”, chỉ ra một số nguyên nhân lý giải việc số lượng người học sau đại học thụt giảm, GS.TS Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, theo quy luật thị trường, khi có cung thì ắt có cầu.

Có giai đoạn chúng ta đột biến về số người học cao học, tiến sĩ, đặc biệt là ở các trường lớn do có nhu cầu lớn về chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên. Ngoài ra một phần cũng do nhu cầu tự thân của các cán bộ muốn nâng cao trình độ để phát triển trong hệ thống quản lý.

Vì thế ngay lập tức có lượng rất lớn những người nhiều năm đi giảng dạy có bằng cử nhân đi học thêm thạc sĩ, tiến sĩ. Đến nay số lượng giảm nhiều vì cơ bản những người có nhu cầu đã trang bị xong trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Mặt khác, nhìn một cách tổng thể tại các doanh nghiệp, rất ít vị trí đòi hỏi trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện chỉ có một vài tập đoàn lớn có bộ phận nghiên cứu phát triển cần nhân lực trình độ cao; còn khoảng 98-99% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít có nhu cầu lao động trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Nhưng lý do quan trọng nhất theo ông chính bởi nhu cầu tự thân của các trường đại học trong đào tạo sau đại học và nghiên cứu phát triển.

“Về cơ bản các trường đại học của chúng ta chưa tạo ra tiền từ kết quả nghiên cứu khoa học”.

Thứ trưởng nhìn nhận, đây là vấn đề chung của cả bộ máy từ nhà trường đến doanh nghiệp. Ông lấy ví dụ, nếu như ở Châu Âu, người làm nghiên cứu sinh được coi là người đi làm việc, được trả lương và làm toàn thời gian. Rất nhiều trường đã thương mại hóa kết quả nghiên cứu ấy và xác định nghiên cứu sinh là “công nhân làm nghiên cứu”.

“Đối với người học, đi làm tiến sĩ phải bỏ tiền để được đi học thì giờ đây họ được trả lương để làm việc. Ngược lại, nhà trường sẽ có nguồn nhân lực lớn với chi phí rẻ nhất và hiệu quả nhất”.

Tuy nhiên ở Việt Nam, người học vừa đi học vừa phải lo “cơm áo gạo tiền” và chi trả cho những chi phí học tập. Do vậy, nhiều người không thiết tha với việc học lên cao.

Theo vị Thứ trường này, Bộ Khoa học và Công nghệ đang cùng các trường đại học thúc đẩy thương mại hóa nghiên cứu khoa học, hỗ trợ thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đăng ký sáng chế, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời thúc đẩy kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp,… Ông tin rằng những điều này sẽ tạo ra nhu cầu tự thân của các trường đại học.

{keywords}

GS. Vũ Hà Văn, Đại học Tổng hợp Yale

Trong khi đó, GS. Vũ Hà Văn, Đại học Tổng hợp Yale lại lấy dẫn chứng về việc đào tạo sau đại học ở Mỹ. Theo đó, việc đào tạo sau đại học là trách nhiệm chung của cả xã hội và của Nhà nước.

“Về mặt xã hội, có nhiều công ty, doanh nghiệp tham gia vào các trường đại học với nhiều mục đích như muốn xây dựng xã hội tốt đẹp hơn hoặc mục đích thức thời là công ty, doanh nghiệp đó cần người”.

GS Văn cho rằng, nếu như ở Việt Nam, nhiều người sau khi ra trường băn khoăn việc học sau đại học bởi không có tiền vừa chi trả học phí, vừa phải trang trải chi phí sinh hoạt thì ở Mỹ, học sau đại học đã được coi là một nghề.

“Hàng ngày, người học đến trường đi làm việc cùng giáo viên. Họ sẽ được trả một khoản tiền để chi tiêu. Tiền đó từ doanh nghiệp một phần; ngoài ra từ chính phủ cấp xuống cho các giáo sư làm nghiên cứu. Giáo sư sẽ dùng tiền đó để "nuôi" sinh viên.

Như ở trường Yale năm ngoái, tiền thu chi ước chừng 4 tỷ USD. Phần lương trả cho giáo sư ước chừng 800 triệu USD, trong khi phần tiền các giáo sư đem từ nhà nước vào khoảng 700 triệu USD. Như vậy, số tiền họ mang về từ các tổ chức tư nhân, doanh nghiệp gần bằng số tiền nhà nước cấp cho họ”.

Để thu hút người giỏi, với vai trò hỗ trợ cho những nhóm nghiên cứu mạnh đến từ tất cả những trường đại học, PGS.TS Lê Minh Hà cho biết, tại Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, khi một nhóm nghiên cứu sau khi được hội đồng khoa học phê duyệt, họ sẽ được mời đến làm việc từ 3-6 tháng.

“Làm việc tại Viện có nhiều hỗ trợ, ví dụ họ có thể mời những giáo sư ở nước ngoài cùng làm việc trong nhóm nghiên cứu của mình hoặc có thể cùng được hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo và được hưởng một phần lương nghiên cứu trong quãng thời gian làm việc ở viện”.

Trong khi đó, đại diện Bộ GD&ĐT, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng, chính sách của Bộ GD-ĐT trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH mới được thông qua, ở đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục đại học.

“Ngay trong điều 37 cũng đã có quy định, trách nhiệm của các trường đại học là phải gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo, đáp ứng yêu cầu thị trường. Mục đích giáo dục đại học hướng tới là đáp ứng yêu cầu thị trường, ngày càng tiệm cận với chuẩn quốc tế. Đó chính là những chính sách thiết thực Bộ GD-ĐT đưa ra nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học”, bà Phụng nói.

Thúy Nga

Trường càng lớn càng "tụt dốc” tuyển sinh sau đại học

Trường càng lớn càng "tụt dốc” tuyển sinh sau đại học

 - Nhiều trường đại học lớn hiện nay, đặc biệt là khối các trường kỹ thuật, việc tuyển sinh sau đại học ngày càng trở nên chật vật.