Huyền thoại thời trang người Pháp Coco Chanel - "mẹ đẻ" của nhà mốt cao cấp đã từng khẳng định rằng ngọc trai là chính là "rường cột" trong tủ đồ của bất cứ phụ nữ trang nhã nào. Bà cũng là chủ nhân của châm ngôn nổi tiếng: "A women needs ropes and ropes of pearls"(tạm dịch: Mỗi người đàn bà đều cần một chuỗi ngọc trai). Nói vậy để biết Coco Chanel tôn thờ và trọng vọng tạo vật này tới mức nào.
Cũng từ niềm đam mê dành cho ngọc trai mà thương hiệu của bà đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ngọc trai "pha ke". Vào những năm 30, bà đã thuê Fulco di Verdura - nhà kim hoàn người Ý có tên tuổi để trở thành nhà sáng tạo trang sức cho hãng. Vào thời điểm đó, trang sức mỹ nghệ chỉ được đeo bởi những người không có đủ tiền để mua trang sức tốt. Chanel đã chống lại điều này và kết hợp trang sức mỹ nghệ với các loại trang phục, khiến nó trở thành xu hướng trong giới thời trang.
Các viên ngọc trai của hãng được chế tác tỉ mỉ từ hợp chất phức tạp, sở hữu độ bóng, sáng và màu sắc đa dạng, có phần gây mê hoặc hơn so với ngọc trai tự nhiên. Khách hàng của Coco Chanel cũng rất thích ý tưởng kết hợp đồ trang sức thật với đồ fake và xếp chồng lên nhau. Họ cho rằng chúng rất phù hợp với trang phục của hãng. Chính huyền thoại làng mốt cũng là người có công truyền bá văn hoá đeo hàng tá trang sức lên cổ, đi ngược với truyền thống sử dụng 1 vài món phụ kiện của người Pháp.
Coco Chanel từng tuyên bố: "Thật khó chịu khi đeo hàng triệu Đô La trên cổ để tỏ ra giàu có. Tôi chỉ thích đồ trang sức giả, bởi vì khiêu khích mọi ánh nhìn". Ngoài những chuỗi dây ngọc trai dài quấn tầng lớp dày đặc đặc trưng, Chanel còn sử dụng ngọc trai để làm điểm nhấn cho nhiều món phụ kiện khác như quai túi, dây kính... Và tất nhiên, cái giá của những viên ngọc trai giả này cũng chẳng "dễ xơi" cho lắm. Một item có đính kết ngọc trai có giá từ khoảng 23 triệu đồng cho đến hơn 113 triệu đồng tuỳ mẫu.
(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)
LV, Gucci, Chanel bán đầy vỉa hè, ba bốn nơi quản mà vấn nạn không dứt
Những chiếc túi da, giày dép gắn mác LV, Gucci, Nike, Chanel bán đầy vỉa hè, chợ dân sinh, mạng xã hội... là tín hiệu xấu cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính.