Pháp luật chỉ hiện thực được nếu doanh nghiệp nắm và thực hiện đúng. Hỗ trợ thông tin pháp lý giúp DN kinh doanh hiệu quả, ổn định, lợi nhuận, đồng thời cũng giảm rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp ở các khâu như thành lập, vận hành, tuyển dụng, hợp đồng, điều khoản liên quan.

Hiện nay, các DN vừa và nhỏ có số lượng tăng lên nhanh lên nhanh chóng và ngày càng có tính hội nhập cao. Chính vì thế, nhu cầu về hỗ trợ pháp lý và tăng cường năng lực pháp lý và xử lý các tranh chấp trong kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực mạnh trong lĩnh vực này. Vô hình trung đặt ra nhiều những khó khăn và thách thức cho nhà nước và xã hội.

ho tro phap ly DN.jpg
Những doanh nghiệp trẻ với quy mô nhỏ và vừa là đối tượng rất cần được hỗ trợ về pháp lý. 

Theo quan điểm của Luật sư Lê Anh Văn - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực (Bộ Tư pháp), DN nhỏ và vừa còn có kiến thức pháp luật hạn chế do kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Họ không có bộ máy hoặc cán bộ pháp chế chuyên trách nên gặp nhiều vấn đề pháp lý về hợp đồng, lao động, thương mại, quyền sở hữu trí tuệ…

Thực tế thì khi hỗ trợ pháp lý cho những DN này còn có nhiều vướng mắc, bất cập. Khi thực thi pháp luật, họ còn phải đối mặt với nhiều quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo khi làm thủ tục hành chính.

Vì vậy, hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa nhằm mục đích giúp họ nhận thức, ý thức và tuân thủ pháp luật tốt hơn mà cũng là tạo điều kiện cho họ thực thi pháp luật hiệu quả trong kinh doanh và phòng ngừa và giảm rủi ro pháp lý cho họ từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của họ nhằm góp phần cải thiện công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các DN nói chung.

Còn luật sư Lê Hồng Lam – Tổ trưởng Tổ rà soát thủ tục hành chính của Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, chi phí hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa đang quá thấp, không thu hút được các luật sư.

Nhiều DN cũng sợ bị tiết lộ bí mật kinh doanh khi phải gửi cho cơ quan nhà nước nội dung văn bản tư vấn pháp lý để công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, DN còn phải làm nhiều thủ tục hành chính để nhận hỗ trợ pháp lý nhưng chỉ nhận lại một khoản hỗ trợ thấp. 

"Trên thực tế, khoản 3, Điều 9 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP quy định về thời hạn phản hồi tư vấn pháp lý của các doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian và nhiều thủ tục rườm rà trong khi họ cần được hỗ trợ pháp lý để giải quyết gấp nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh hoặc tìm giải pháp tháo gỡ", vị luật sư này dẫn chứng.

Chính vì thế, theo quan điểm của luật sư Lam, cần đề nghị tối giản các quy trình xem xét hồ sơ, đề nghị tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong doanh nghiệp để tạo điều kiện tối đa giúp các DN nhỏ và vừa tiếp cận được các chương trình hỗ trợ.

Nhiều chuyên gia và đại diện DN cũng cho rằng, cần có những giải pháp đồng bộ nhưng vẫn phải sáng tạo và linh hoạt nhằm nâng cao thực hiện mục tiêu của đề án phù hợp với từng loại hình công ty.

Trong đó, ngoài cung cấp thông tin pháp lý và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp thì người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa cần tư vấn pháp luật "đúng và trúng" cho DN bằng nhiều hình thức, không chỉ và trực tiếp mà có thể thông qua diễn đàn, đối thoại, qua thư điện tử, mạng xã hội,…

Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong hỗ trợ pháp lý cho DN sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận giữa DN và các tổ chức tư vấn pháp lý để nhanh chóng giải quyết các vấn đề cấp thiết, cần xử lý nhanh chóng.

Minh Thuý và nhóm PV, BTV