Trong dòng chảy mưu sinh hiện nay, nhu cầu làm “hồ sơ đẹp” đang có mặt trong mọi ngóc ngách cuộc sống.

1/ Hằng ngày đi làm tôi phải vượt quãng đường hơn 9km, từ Phùng Khoang đến Nguyễn Văn Huyên. Nếu đi vào chiều 30 Tết, đường vắng tôi chỉ đi mất 18 phút, còn trung bình tôi phải mất 50 phút, ngập trong khói bụi khí thải động cơ ô tô, xe máy, tiếng ồn. Nhưng căng thẳng hơn cả là sự len lỏi trong biển người hỗn độn, cố hết sức để vượt lên trên, qua đèn đỏ tới đèn xanh cho kịp nhịp, làm sao tránh chạm vạch cấm, làm sao không bị bỏng bởi ống bô của xe máy người bên cạnh hay bị xe khác va quệt.

Mỗi ngày, sáng đến được cơ quan là đứng thở một hồi, sau lấy giấy ướt lau mặt để tỉnh táo bước vào một ngày làm việc cho đủ năng suất quy định. Chiều về, cũng vậy, vui hơn một tí vì biết mình còn sống, đang sống và đã qua được một ngày trong đời, để mai đón nhận một ngày mới. Bởi tôi có người hàng xóm, sáng còn hỏi nhau: Dạo này trông khỏe ra đấy! Chiều về con chị đau đớn báo tin: Mẹ cháu tai nạn giao thông, rầm sắt rơi vào đầu khi đi ngang qua cầu đang thi công, hiện đã đưa vào nhà xác

{keywords}
Ý thức người tham gia giao thông. Ảnh minh họa. vneconomy

Cú va chạm khiến xe H. văng một đoạn. Tay lái xe kẹt trong xe của anh ta, còn H. bị chấn thương nặng. Tuy nhiên, H. vẫn ra được khỏi xe, còn tay lái xe taxi phải chờ hãng và cảnh sát đến mới cậy cửa xe mang ra được. Sau đó một lúc thì anh ta chết. Cảnh sát lập biên bản xong, H. ký vào, rồi cũng nhập viện ít ngày. H. tin mình đúng, và H. tin vào những người làm chứng hôm ấy, cũng như cảnh sát.

Nhưng khi khỏe lại, có người đến gặp H. nói, đại ý, H.có thể bị khởi tố vì chuyện gây tai nạn hôm trước. Người đó nói, rằng, thì, là… luật quy định, cứ xảy ra chết người thì cũng phải khởi tố, ra tòa, ít nhất cũng đi một năm, và gợi ý làm “hồ sơ đẹp”.

H  kể: “Em bàng hoàng, trấn tĩnh một lúc rồi nói, quả là số tiền quá lớn, em không thể có, mà nếu có em cũng không thể đưa vì em không có tội. Vậy mà, chị ơi, cuối cùng em vẫn bị xử 01 năm đấy chị ạ  Còn 15 ngày kháng án. Chị xem giúp em”.

H cho tôi số điện thoại của mấy nhân chứng khi vụ tai nạn giao thông xảy ra. Nhưng khi gọi, họ đều nói họ ngại phiền phức, sự việc thì đúng như vậy nhưng va chạm với công quyền thì họ sợ.

3/ Ít lâu sau H. gửi tin nhắn, chào tôi khi vào tù. Tin nhắn không có ý trách cứ gì nhưng nó như mũi dao cắm vào tim tôi từ ngày ấy đến nay. Sao tôi không thể làm gì để bảo vệ lẽ phải? Sao không ai có thể làm đến nơi đến chốn một việc cho “ra ngô ra khoai”, để chuyện muốn hay không muốn có “hồ sơ đẹp” không thể xảy ra, nếu nó thực sự đẹp hay không đẹp, mà cái đẹp nhất, là cái có sự thật nhất.

Tôi về cơ quan cũ chơi, nói chuyện về sự “nhập kho” của H. Cả cơ quan đều nói, ông H. đi lúc nào cũng như sên bò, bị người khác đâm vào mà mang tội không làm chủ tốc độ đấy thôi. Nghe mà đau lòng. Nói chuyện tày trời mà nói như đùa. Không thể tin được. Thảo nào báo chí có mục: Chuyện khó tin.  

Tôi cũng nghĩ vậy. Hằng ngày, trên đường đi làm, tham gia giao thông có bao nhiêu lần tôi đã vi phạm? Một hôm tôi đi đúng luật, không luồn lách, không leo vỉa hè, không chen lấn, không đi sai làn, kết quả là: Tôi phải ra khỏi nhà từ 6 giờ 20 sáng và về đến nhà 6 giờ 50 chiều.

Vậy tôi sẽ sống thế nào, chắc chắn tôi sẽ là người không đủ tiền chi tiêu dù tôi có lao động cần mẫn, nếu hằng ngày thời gian của tôi dành cho việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông? Chỉ mới một luật thôi đấy, chưa kể chúng ta còn phải chấp hành nhiều luật khác nữa: Không được kinh doanh khi chưa có giấy phép, không được xây dựng sửa chữa nhà cửa khi không có giấy phép, không được…, không được… trong khi thụ lý hồ sơ xin giấy phép thì phải có thời gian để xây dựng bộ “hồ sơ đẹp”.

Ấy là những người còn ở tuổi đi làm, là người chủ gia đình có trách nhiệm mưu sinh như tôi thì lo ngần ấy thứ để tránh vi phạm, còn trẻ em, người già không lo vi phạm thì lo ăn uống ra sao, tránh thực phẩm nào để khỏi bị ung thư…

 4/ Tất cả điều đó, lỗi không chỉ đổ lên đầu cái người gợi ý làm “hồ sơ đẹp” kia đâu nhé, nó là một mắt xích trong dây chuyền của cuộc sống này đấy. Khi mà của cải vật chất rất có sức cám dỗ cứ tràn ngập ở thị trường, thậm chí bán trả góp thì việc bất chấp đạo đức, văn hóa, kỹ năng để có của cải vật chất là việc rất dễ xảy ra.

Y tá, bác sĩ thấy người bệnh có nhu cầu chữa bệnh cũng đưa ra một gợi ý, giáo viên, nhà trường, cũng đưa ra một gợi ý cho phụ huynh và học sinh, cơ quan cũng vậy đưa ra một gợi ý cho người cần việc làm… Và cái người đưa ra gợi ý “hồ sơ đẹp” thì có mẹ cần chữa bệnh, có con cần đi học, và bản thân đã mất một số tiền để có chỗ làm…

Chúng ta, mỗi người cần phải nghĩ lại, nghĩ kỹ hơn để không gia tăng cái vòng luẩn quẩn này chăng?

Trần Thị Trường