Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tiết kiệm năng lượng: Giảm cường độ năng lượng xuống từ 1 - 1,5% mỗi năm theo Nghị quyết của Đại hội Đảng khóa XII; Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị: Tỉ lệ TKNL trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với BAU đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

Theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về SDNL TK&HQ, giảm tiêu thụ năng lượng 5 - 7% so với tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc giai đoạn 2019-2025 và giảm 8 - 10% giai đoạn 2019 - 2030.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 được thực hiện thành 2 giai đoạn từ 2019 - 2025 và 2026 - 2030 với các nhiệm vụ chủ yếu: Rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ); Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về SDNL TK&HQ đối với các hoạt động như sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất,…; Xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam, các cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin về năng lượng và SDNL TK&HQ; Tăng cường năng lực về SDNL TK&HQ; Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về SDNL TK&HQ.

Trước đó, Quyết định được ký ban hành ngày 13/3/2019 nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tranh thủ kinh nghiệm và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả  2019 - 2030 là huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu KHCN và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Bên cạnh đó, mọi nỗ lực hướng tới việc hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; TKNL trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng.

Minh Đức