Đêm 27/7, rạng sáng ngày 28/7, hàng triệu người yêu thiên văn trên khắp thế giới đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ. 

Theo thông báo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), toàn bộ hiện tượng nguyệt thực kéo dài hơn 5 tiếng, bắt đầu vào khoảng 0h14 đến 6h30 sáng ngày 28/7 (theo giờ Việt Nam). Trong đó, thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ khoảng 3h21 đến 4h13 (gần một giờ). Ðến 4h13, nguyệt thực toàn phần chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối rồi kết thúc hoàn toàn vào khoảng 6h30.

Trong thời gian trên, mặt trăng, Trái Đất và mặt trời sẽ ở vị trí thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng nhau, trong đó Trái Đất chen vào giữa hai thiên thể còn lại. Mặt trăng sẽ bị Trái Đất che khuất hoàn toàn , không được mặt trời chiếu sáng, do vậy không thể quan sát khi nhìn từ mặt đất. Ngoài việc bị lu mờ, mặt trăng còn chuyển sang màu đỏ vì ánh sáng mặt trời khúc xạ trên bề mặt Trái Đất, nên hiện tượng còn được gọi là “trăng máu”.

Dưới đây là những hình ảnh ấn tượng, tuyệt đẹp về nguyệt thực toàn phần diễn ra trên khắp thế giới: 

{keywords}
Những người yêu thiên văn tụ tập ở London, Anh để cùng chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú. Ảnh: PA
{keywords}
Nguyệt thực toàn phần ở Van, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Guardian
{keywords}
Trăng máu ở đền Appolo, Corinth, Hy Lạp. Ảnh: Guardian
{keywords}
Nguyệt thực xuất hiện ở Albania. Ảnh: Guardian
{keywords}
Nguyệt thực toàn phần ở Hechingen, Đức. Ảnh: Guardian
{keywords}
Dresden, Đức chứng kiến nguyệt thực dài nhất 100 năm qua. Ảnh: AP
{keywords}
Ảnh: AP
{keywords}
Ảnh: Reuters
{keywords}
Ảnh: AP
{keywords}
Ảnh: AP
{keywords}
Ảnh: EPA
{keywords}
nguyệt thực toàn phần 2018
{keywords}
Ảnh: EPA
{keywords}
Ảnh: Guardian

Tuấn Anh