Những dấu hiệu viêm mũi thường gặp
Mũi là cửa ngõ của đường thở, dẫn lưu không khí đi vào phổi. Ngoài chức năng thẩm mỹ, mũi đóng vai trò ngửi, thở, sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch làn không khí đi từ bên ngoài vào cơ thể trước khi vào phổi. Còn lớp niêm mạc nằm ở tầng trên hốc mũi có các tế bào thần kinh cảm giác và khứu giác để ngửi.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 - 20.000 lít không khí được hít vào phổi, chứa hàng tỷ vi khuẩn, siêu vi, chất độc, chất gây ô nhiễm, dị ứng, kích thích lớp niêm mạc hô hấp. Các chất này được lọc sạch, được bất hoạt hoặc trung hòa và tiêu hủy tại lớp niêm mạc mũi.
(Ảnh Shutter) |
Viêm mũi là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót bên trong hốc mũi. Dựa trên đặc điểm sinh lý bệnh, viêm mũi được phân loại gồm: Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường. Khi mũi bị viêm lớp lót viêm mạc gây ra các triệu chứng chung của viêm mũi là ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi. Bệnh viêm mũi do nhiều nguyên nhân gây nên, hay gặp, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc trở thành mạn tính gây nhiều phiền toái
Viêm mũi thông thường
Đây là bệnh rất thường gặp, mũi có thể viêm do nhiễm vi khuẩn, virus mà chúng ta hay gọi là sổ mũi do cảm lạnh. Nhưng có trường hợp không do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất là viêm mũi vận mạch (cơ chế chưa thực sự rõ ràng, được lý giải do mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm).
Những nguyên nhân gây viêm mũi thông thường có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, viêm mũi đi kèm các triệu chứng khác trong cảm cúm, cảm lạnh. Các tác nhân kích thích từ môi trường, thời tiết: khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm,... cũng có thể gây viêm mũi.
Các dấu hiệu hay gặp nhất của viêm mũi là chảy nước mũi và nghẹt mũi, nhưng không có bằng chứng về các chất dị ứng hay phản ứng dị ứng trong cơ thể. Ngoài ra, các triệu chứng ở họng cũng rất hay đi kèm như đau họng, ngứa họng, khô họng. Nhiều bác sĩ gọi bệnh này là viêm mũi họng.
Viêm mũi họng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ (hay còn gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm)
Trong đó, viêm mũi dị ứng theo chu kỳ hay viêm mũi dị ứng theo mùa có tác nhân gây bệnh thường gặp là phấn hoa trong không khí. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, dẫn đến hắt hơi liên tục; Cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt; Chảy nhiều nước mũi trong suốt giống như nước lã; Vùng vòm hầu họng có cảm giác ngứa. Người bệnh cùng thường có những cơn hắt hơi chảy nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi. Nếu không được chữa trị, triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Viêm mũi dị ứng (Ảnh Shutter) |
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ, biểu hiện cũng giống như loại có chu kỳ. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc vào thời tiết, bị kích hoạt bởi các dị nguyên trong nhà phổ biến như vảy da khô, nước tiểu và nước bọt được tìm thấy trên vẩy da thú cưng, nấm mốc, phân từ con mạt nhà và các hạt từ loài gián. Đợt viêm mũi không xảy ra đột ngột, mà chỉ có dấu hiệu hắt hơi vài cái, nhưng tình trạng nghẹt mũi thường tăng dần và kéo dài hơn.
Khi người bệnh mắc bệnh viêm mũi dị ứng nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm xoang cấp và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang.
Cảnh báo biến chứng viêm mũi xoang
Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, khi bị viêm mũi nếu không điều trị đúng rất dễ dẫn đến biến chứng viêm xoang bởi vì xung quanh hốc mũi là các xoang . Đó là các khoang khí nằm trong các xương vùng mặt. Các xoang này thông với nhau và thông với hốc mũi, cùng mũi thực hiện chức năng làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí.
Triệu chứng của viêm mũi xoang bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức đầu, đau nhức vùng mặt, nặng mặt và giảm khả năng ngửi. Viêm mũi xoang khởi phát ban đầu là một đợt viêm xoang cấp tính kéo dài dưới 1 tháng, nhưng rất dễ tái đi tái lại nhiều đợt trong năm và tiến triển thành mạn tính, dai dẳng.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh viêm mũi
Dựa vào nguyên nhân gây viêm mũi và diễn biến triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh sẽ khác nhau. Với giai đoạn cấp tính, triệu chứng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc, thuốc tây sẽ được chỉ định trong phác đồ: Kháng sinh (nếu do nhiễm khuẩn), thuốc chống viêm, thuốc kháng histamin (chống dị ứng), thuốc co mạch. Việc dùng các thuốc này cần theo tư vấn của bác sĩ để được uống đúng thuốc, đủ liều, tự ý bỏ thuốc khi cảm thấy bệnh đã thuyên giảm. Nhiều trường hợp tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc còn gặp tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, nguy hiểm hơn là những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe toàn trạng.
Về lâu dài, nếu viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần, viêm mũi dị ứng dai dẳng, để điều trị, người bệnh nên chọn các loại thuốc chiết xuất từ thảo dược để điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Với tác dụng giảm chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, phải kể đến các vị thuốc: tân di, tế tân, ngũ sắc là các thảo dược đầu bảng. Ngoài ra còn có các dược liệu khác như phòng phong, tân di, bạch chỉ, cảo bản... được kết hợp trong bài thuốc cổ phương Tân di tán được tin dùng ngàn năm để điều trị viêm mũi và cả viêm xoang.
Theo lời khuyên của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương., để điều trị viêm mũi, viêm xoang giai đoạn chớm tái phát hoặc mạn tính, có thể chọn dùng thuốc thảo dược bởi vì thuốc giúp hạn chế tác dụng phụ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị, lành tính, bền vững. Để tăng hiệu quả điều trị viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính, ngăn ngừa tái phát, nên kết hợp cả viên uống thuốc thảo dược Thông xoang tán Nam Dược và thuốc xịt mũi thông xoang để đạt được tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân, điều trị bệnh tận gốc. Để dự phòng tái phát viêm xoang, cũng có thể sử dụng sau các đợt điều trị cấp hoặc mạn tính. Thời gian sử dụng tối thiểu từ 2-3 tháng và trước 1 tháng khi thời tiết chuyển mùa.
Một số biện pháp phòng bệnh viêm mũi, viêm xoang tại nhà có thể kể đến là cải thiện môi trường, kiểm soát tình trạng sung huyết mũi và vận động thể lực có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt. Tránh tiếp xúc với khói bụi, tránh nơi mùi quá nồng nặc, hạn chế thuốc lá, vận động thể lực.
Cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm, giúp kích thích hoạt động hệ thống lông chuyển, làm loãng bớt dịch tiết, sạch vẩy mũi, kích thích niêm mạc hồi phục và cải thiện khứu giác. Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như: bạc hà, khuynh diệp. Vệ sinh mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý Nacl 0.9%. Nghỉ ngơi, giữ ấm, nâng cao thể trạng cơ thể bằng dinh dưỡng và các bài tập.
Phương Dung (tổng hợp)