Tại Trung Quốc, Tiêu Vĩnh Liên là một nhà giáo nổi tiếng. Bà là hiệu trưởng một trường mầm non ở tỉnh Hồ Bắc.

Bà luôn tự hào khi có cô con gái học giỏi, được tới Mỹ học tập. Nhưng đến giờ bà vẫn nhớ về ký ức khi đưa con sang Mỹ lại dừng chân ở Hàn vì kém tiếng Anh.

Thấy con gái có tố chất âm nhạc từ nhỏ, bà Tiêu Vĩnh Liên sẵn sàng từ chức để có thể cùng con sang Mỹ.

{keywords}
Hai mẹ con trong ngày con gái tốt nghiệp

“Con tròn 6 tuổi, chúng tôi đưa con tới Học viện Âm nhạc vũ Hán. Con ở đây một năm đã phát huy mọi khả năng. Trong trường có vài trăm thí sinh, con gái đứng trong top 3, được miễn phí tiền học.

Trường Âm nhạc Vũ Hán rất tốt nhưng không dạy kiến thức văn hóa thông thường. Vì thế, tôi đưa con tới Mỹ”.

Con gái bà đỗ vào trường âm nhạc Juilliard ở New York. “Năm 2005, con gái đỗ vào trường, lúc đó tròn 14 tuổi. Theo quy định về tuổi học ở Mỹ, con gái cần có người giám hộ cùng đi. Tôi không mất nhiều thời gian để quyết định từ chức. Lần đầu tới New York, hai mẹ con lại dừng chân ở Hàn Quốc vì tiếng Anh không tốt. Chúng tôi đành phải ngồi đợi ở sân bay một ngày một đêm”, bà nhớ lại.

Sau lần đó, tôi hạ quyết tâm phải học tốt tiếng Anh. Khi ăn cơm hay lúc ngồi tàu điện ngầm, tôi đều cố gắng học”, bà Tiêu Vĩnh Liên nói.

Đến Mỹ, bà nhận ra sự khác biệt về giáo dục giữa Mỹ và Trung Quốc là rất lớn.

Tôi cũng không để bản thân lơ là nên tiếp tục xin việc làm thêm là giảng dạy ở Mỹ. Lớp của tôi có một nửa là người Trung Quốc, nửa còn lại là các cháu người Mỹ. Tiếng Anh của tôi không tốt nhưng tôi đã bù đắp dần dần bằng âm nhạc”, bà kể.

Tiêu Vĩnh Liên luôn tự hào về con gái. Cô tốt nghiệp trường Havard. Trong những năm ở Mỹ, cô học từ 7h sáng và không bao giờ ngủ trước 2h sáng.

Mỗi năm, con gái Tiêu Vĩnh Liên đều nhận được khoảng 10.000 USD học bổng. Khi ra trường, cô nhận được lời mời giảng dạy từ những trường đại học danh giá như Havard, Stanford và Columbia.

“Tôi cũng tới Metropolitan College để theo học một văn bằng giáo dục. Công việc học tập quả thật vất vả, tôi chỉ muống bỏ tất cả. Những lúc chán nản nhất, tôi gọi cho con gái ở Havard và khóc. Con gái lại là người giúp tôi làm bài tập. Con nói khi còn tiểu học, mẹ giúp con làm bài, hiện tại con giúp mẹ viết bài”, bà Tiêu Vĩnh Liên nói.

Các thầy cô giáo ở Mỹ thường nói với con gái rằng mẹ con là tấm gương của các thầy cô còn con là tấm gương của các du học sinh. Còn tôi, điều khiến tôi tự hào nhất là có thể cùng con trưởng thành”, bà Tô Vĩnh Liên tự hào.

Hà Thanh

Người mẹ Hàn Quốc dạy 6 con thành đạt trên đất Mỹ

Người mẹ Hàn Quốc dạy 6 con thành đạt trên đất Mỹ

Bà Hesung Chun Koh ở tuổi 90 có niềm tự hào khi có 6 người con đều trưởng thành, tốt nghiệp những trường đại học danh giá nhất thế giới.