Kết quả giám sát an toàn thực phẩm cho thấy, tỷ lệ cao mẫu măng khô có tồn dư hóa chất gấp hàng trăm lần so với tỷ lệ mà WHO khuyến cáo.
Măng là mầm non của các loại cây thuộc họ tre, có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, chứa nhiều dinh dưỡng và giàu chất xơ, là thực phẩm giúp giảm cân, giảm cholesterol trong máu, trị táo bón, hỗ trợ tiêu hóa. Do nhiều chất xơ, có tác dụng chống ngấy và cho món ăn ngon ngọt nên măng được ưa dùng vào dịp Tết.
Măng khô có quanh năm do bảo quản được lâu. Măng khô có nhiều loại như măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn… mỗi loại đều có hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên món ăn này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Măng khô là món ăn được nhiều gia đình lựa chọn trong ngày Tết. Ảnh minh họa |
Măng khô có nguy cơ gây tổn hại hệ thần kinh
Măng được nhiều người yêu thích và lựa chọn làm thực phẩm hàng ngày nhưng theo khuyến cáo của nhiều người loại thực phẩm này không hề an toàn như người tiêu dùng vẫn lầm tưởng.
Kết quả giám sát an toàn thực phẩm đối với một số sản phẩm măng cho thấy, tỷ lệ cao mẫu măng khô có tồn dư hóa chất gấp hàng trăm lần so với tỷ lệ mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo (hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20 miligam/1 kg sản phẩm) và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Theo đó, nếu sử dụng măng khô chứa hàm lượng lưu huỳnh và sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng, gây hại đến sức khỏe. Người ăn nhiều măng khô có thể bị tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính, có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực.
Măng tươi cực độc có thể gây tử vong ngay lập tức nếu dùng sai(VietQ.vn) - Măng tươi là một thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu sử dụng măng không đúng cách rất có thể sẽ gây tử vong.
Măng khô cũng có nguy cơ ung thư
Theo Zing, lưu huỳnh là chất dùng để chống ẩm mốc, có thể dùng ở dạng xông hơi hay tẩm ướp. Nếu xông, tẩm với hàm lượng cao sẽ rất hại cho sức khỏe do lưu huỳnh khi bị ôxy hóa sẽ sinh ra chất độc có thể làm tổn thương các tế bào trong cơ thể con người; nếu ăn nhiều có thể ngộ độc như say, nôn, ói… hoặc tích lũy lâu dài trong cơ thể sẽ gây ung thư.
Với những tác hại như trên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo, người tiêu dùng nên cẩn trọng trong việc chọn mua măng khô bằng cách đưa măng lên mũi ngửi, bởi mùi của khí SO2 rất đặc trưng (khí này sinh ra trong quá trình đốt lưu huỳnh). Nếu sấy lưu huỳnh, măng sẽ có mùi nồng nặc, rất khó chịu.
Để loại bỏ lưu huỳnh khỏi măng khô, người tiêu dùng có thể ngâm nước vài ngày, sau đó luộc kỹ rồi mới cho vào ninh 2 – 3 giờ. Như vậy, SO2 sẽ bay hơi đi rất nhiều. Tuyệt đối không ngậm, nếm măng khô trước khi đun nấu.
Người dân cần chọn mua măng khô tại những địa chỉ tin cậy, đảm bảo. Trước khi sử dụng, măng khô cần được rửa thật kỹ bằng nước sạch (có thể ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo một đêm). Luộc măng sau đó thay nước 2 – 3 lần (mỗi lần 30 phút). Không sử dụng măng đã bị hỏng, mốc để chế biến thức ăn.
Măng khô tuy là món ăn được nhiều người chuộng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh minh họa |
Cách chế biến măng khô hạn chế độc tố
Để loại bỏ hoàn toàn các độc tố tự nhiên trong măng khô như axít xyanhydric hoặc lưu huỳnh, cần ngâm và luộc kỹ măng trước khi chế biến món ăn. Trước tiên rửa sạch măng, sau đó ngâm trong nước ấm hoặc nước vo gạo ít nhất năm - sáu giờ để măng nở mềm, tốt nhất là ngâm qua đêm. Trong lúc ngâm, nên thường xuyên thay nước để lọc vị đắng.
Sau khi măng nở mềm, vớt ra để ráo nước rồi cho vào nồi đổ nước ngập mặt để luộc chín. Luộc măng với lửa vừa và tốt nhất nước trong nồi phải đầy. Có thể luộc khoảng hai-ba lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, đồng thời đổ bỏ nước luộc cũ, thay nước mới sau mỗi lần luộc. Đến khi nước luộc trở nên trong và măng mềm thì vớt ra, chờ nguội và ráo nước, xé nhỏ thành sợi để chuẩn bị chế biến món ăn. Lưu ý, tuyệt đối không dùng măng đã bị mốc. Vì dù luộc, ngâm kỹ lưỡng cũng không hết độc tố.
(Theo Viet Q)