He thong thong tin 3.JPG
Không ít địa phương đã đầu tư xây dựng hệ thống thông tin quản lý đất đai giờ phải bỏ đi để sử dụng hệ thống do Bộ Tài nguyên & Môi trường triển khai toàn quốc. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

>> Lãng phí vì đầu tư các hệ thống thông tinquốc gia bị trùng lặp / Quảng Nam: Thí điểm Hệ thống thông tin quản lý cán bộ /3 tỷ đồng cho hệ thống thông tin thị trường lao động

Hiện trạng nêu trên vừa được nhiều lãnh đạo SởTT&TT chia sẻ tại Phiên họp Hội đồng Giám đốc CNTT cơ quan Nhà nước các tỉnh,thành phố khu vực miền Bắc (khu vực I) do Bộ TT&TT tổ chức sáng nay,11/10/2013, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng.

Ông Hồ Quang Thành, Giám đốc Sở TT&TT Nghệ Annêu dẫn chứng từ đầu những năm 2000, xuất phát từ đề tài khoa học, Nghệ An đãtriển khai hệ thống thông tin quản lý dân cư tại Công an Thành phố Vinh và Côngan huyện Diễn Châu, giúp tăng hiệu quả quản lý cho các cơ quan chức năng. Tuynhiên, Bộ Công an cũng đang triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốcgia về dân cư. Và hệ thống do địa phương xây dựng có thể phải bỏ đi vì khó liênkết với hệ thống chung của quốc gia.

Cũng tại Nghệ An, hệ thống đăng ký kinh doanh do địaphương xây dựng đã được hoàn thiện ở mức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 saunhiều lần lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nhưng mới đây cũng đã bị BộKế hoạch & Đầu tư yêu cầu ngừng hoạt động khi Bộ này triển khai hệ thốngđăng ký kinh doanh quy mô toàn quốc.

Tại tỉnh “láng giềng” là Thanh Hóa, Giám đốc SởTT&TT Đỗ Thanh cho biết 1 số hệ thống thông tin do địa phương tự triển khainhư hệ thống quản lý đất đai, quản lý thông tin người có công,… đang chạy rất tốtnhưng các Bộ Tài nguyên & Môi trường, Lao động – Thương binh & Xã hội vừacông bố triển khai các hệ thống ở quy mô toàn quốc, có thể công sức của địaphương sẽ lại "đổ xuống sông xuống biển".

Tìm hiểu nguyên nhân của việc chồng chéo trong xâydựng các hệ thống thông tin của cấp Trung ương và cấp địa phương thì thấy mộttrong những lý do là cấp Trung ương không hỏi ý kiến địa phương hoặc khảo sáthiện trạng triển khai các hệ thống thông tin của cấp dưới. Mặt khác, nhìn nhận một cách khách quan thì nhiềuhệ thống thông tin do địa phương triển khai không có tính đồng nhất với các địaphương khác, dẫn tới tình trạng khi cấp Trung ương triển khai các ứng dụng quymô toàn quốc thì không đáp ứng yêu cầu. Với trường hợp này thì bắt buộc phải chấpnhận bỏ hệ thống thông tin của riêng địa phương để triển khai 1 hệ thống thôngtin chung trải rộng toàn quốc, tạo sự thống nhất cho mô hình Chính phủ điện tử.

Tìm cách giảm trùng lặp, lãng phí

Để khắc phục hiện trạng trùng lắp, lãng phí đầu tưcác hệ thống thông tin nêu trên, Bộ TT&TT đã xây dựng Dự thảo Thông tư Quyđịnh về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô triển khai từ Trung ương đếnđịa phương.

Theo đó, các hệ thống thông tin do Bộ, ngành, địaphương triển khai phải đảm bảo đầu tư hiệu quả, tránh trùng lặp trên cơ sở phânđịnh rõ nội dung, trách nhiệm của các cơ quan ở Trung ương và địa phương. Khicác Bộ, ngành lập dự án xây dựng hệ thống thông tin phải khảo sát, đánh giá cáchệ thống tương tự do địa phương đã tự triển khai, trên cơ sở đó xem xét các hạngmục có thể sử dụng lại hoặc đề nghị địa phương nâng cấp để tích hợp với hệ thốngthông tin sẽ triển khai. Đồng thời phải đánh giá, xác định nhu cầu kết nối,chia sẻ dữ liệu của hệ thống thông tin sẽ triển khai với các hệ thống thông tinkhác của địa phương.

Góp ý cho dự thảo Thông tư, ông Nguyễn Văn Diệu, Giám đốc SởTT&TT Bắc Giang bày tỏ băn khoăn về việc có nhiều dự án mà địa phương chưabiết phải xin ý kiến Bộ, ngành nào. Chẳng hạn khi triển khai hệ thống 1 cửa điệntử Bắc Giang, không rõ phải xin ý kiến của Bộ Nội vụ hay tất cả các Bộ, ngànhliên quan.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụngCNTT, Bộ TT&TT đã ghi nhận vấn đề này và cho biết dự kiến trong dự thảoThông tư sẽ bổ sung thêm danh mục những hệ thống thông tin mà địa phương toànquyền triển khai, ví dụ hệ thống 1 cửa điện tử địa phương.