Các tàu hộ vệ gần bờ (LCS) hiện nay đang phục vụ trong hải quân Mỹ được đánh giá cao về tốc độ, khả năng thao diễn và biệt phái ở vùng nước nông.
Các tàu này tiếp cận được các vùng biển gần bờ mà các tàu lớn không thể. Dù vậy, hải quân Mỹ cho rằng, các tàu LCS vẫn chưa tác chiến thật sự tốt. Hải quân Mỹ có tham vọng sản xuất loại tàu hộ vệ gần bờ, nhưng lại có khả năng tác chiến ở nước sâu, chiến đấu cả trên mặt nước và chống tàu ngầm.
Theo tạp chí National Interest, loại tàu hộ vệ mới của Hải quân Mỹ có tên Frigate, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2023, sẽ trang bị một loại vũ khí tối tân bao gồm tên lửa tầm xa, có khả năng cùng lúc tác chiến chiến tranh điện tử và diệt tàu ngầm.
“Anh có thể cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ trên”- Đại tá Dan Brintzinghoffer, Quản lý Chương trình Khu trục, cho biết. “Điều này mang lại cho hạm đội sự linh hoạt, bởi vì anh có thể sử dụng các tàu trên theo nhiều cách và ở nhiều nơi”.
Siêu tàu hộ vệ này tích hợp công nghệ chiến đấu chống tàu ngầm, bao gồm thiết bị phát hiện tàu ngầm, các tên lửa tầm xa, và các vũ khí chiến đấu trên mặt nước như súng 30mm, các tên lửa tầm gần như Hellfire (Hỏa ngục), cùng với một trực thăng săn ngầm MH-60R.
Ngoài ra, khả năng hộ vệ của tàu có thể được củng cố với các công nghệ ‘không gian thiết giáp’. Theo đó, một số vị trí sống còn trên tàu sẽ được gia cố thép để chống chịu các thiệt hại nghiêm trọng.
Một phần trong việc phát triển tàu Frigate còn liên quan tới chiến lược mới của Hải quân Mỹ, nhằm trang bị nhiều vũ khí tấn công và phòng thủ, cho phép tàu tham chiến ở vùng biển sâu.
Một số loại tên lửa tầm xa đang được cân nhắc, bao gồm tên lửa tấn công của hải quân (một phiên bản mới của Tomahawk), hoặc tên lửa tầm xa chống hạm do hãng Lockheed và cơ quan nghiên cứu DARPA của Lầu Năm Góc sản xuất.
Tàu Frigate còn trang bị 7 xuồng hơi để chiến đấu chớp nhoáng hoặc các nhiệm vụ tầm xa. Frigate có khả năng nhận và tích hợp các công nghệ và vũ khí mới, chẳng hạn như súng laser và súng trượt trên thanh ray. Chiến lược này giúp cho tàu có sự chuẩn bị tốt hơn trước các đối thủ công nghệ cao.
Dự kiến ban đầu sẽ có khoảng 52 tàu Frigate được sản xuất, có khả năng hoán đổi các nhóm công nghệ mang tên ‘gói nhiệm vụ’ như chống ngư lôi, chống tàu ngầm và hệ chống chiến tranh trên mặt biển. Tuy nhiên, con số này hiện đã bị rút xuống còn 32 tàu.
Dù tàu có tốc độ lên tới 40-knot và vô số tính năng, nhưng theo nhiều nhà phân tích, tàu khó ‘sống sót’ trước đối phương. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã từng nói rằng tàu không đủ vũ trang, không gia cố đủ mạnh về thiết giáp và khả năng chiến đấu xa bờ để thách thức đối phương.
Lê Thu