Không ít doanh nhân có thu nhập lương thưởng khủng lên tới cả tỷ đồng/tháng nhưng cũng có đại gia kiếm tiền chỉ ngang ngửa lương công nhân nghèo.

Công ty Quốc Cường Gia Lai (QCG) vừa công bố báo cáo sau kiểm toán 2015 cho thấy, lương bình quân của HĐQT và BGĐ đạt hơn 12 triệu đồng/tháng. Đây là một mức lương khá thấp nếu so với mặt bằng chung trên thị trường, nhất là ở một DN có quy mô vốn gần 3 ngàn tỷ đồng.

Trong năm 2014, mức lương trung bình của lãnh đạo QCG là 6,4 triệu đồng/tháng.

Năm 2013, theo báo cáo thường niên của Quốc Cường Gia Lai, Phó TGĐ QCG Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) - con trai chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan có thu nhập 3 triệu đồng/tháng, trong khi bà Loan nhận lương 7 triệu đồng.

Ông Cường được xem là một trong những lãnh đạo có thu nhập nhất trên TTCK.

{keywords}

Ông Cường được xem là một trong những lãnh đạo có thu nhập nhất trên TTCK.

Trước đó, nhiều lãnh CTCP Đầu tư Xây dựng thương mại Dầu khí IDICO hưởng mức lương 3-5 triệu đồng/tháng. Trưởng BKS DN hưởng lương 3 triệu đồng/tháng/người, trong khi thành viên chỉ 1,5 triệu đồng.

CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông (ELC) cũng chi trả mức mức thù lao từ 3- 5 triệu đồng/tháng/người cho BLĐ của DN. CTCP dịch vụ ôtô Hàng Xanh (HAX) cũng đã có thời kỳ trả lương vài triệu đồng cho BKS và HĐQT không được nhận thù lao.

Ở chiều ngược lại, trong năm 2015, không ít các lãnh đạo chia nhau lương thưởng trị giá nhiều tỷ đồng.

Cuối 2015, Công ty Ôtô TMT (TMT) quyết định thưởng 1,5 triệu cổ phiếu, trị giá trên 70 tỷ đồng cho ban điều hành DN theo cam kết cách đây hơn 2 năm là: đưa cổ phiếu công ty lên trên 50.000 đồng (từ mức dưới 10 ngàn đồng khi đó).

Riêng Tổng giám đốc TMT sau đó còn được đề xuất thưởng thêm 18,6 tỷ đồng với lý do DN vượt kế hoạch lợi nhuận 2015.

CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) trong năm 2015 cũng đã thưởng 7 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 500 tỷ đồng theo chương trình lựa chọn cho người lao động (chủ yếu là lãnh đạo DN).

Trong năm 2015, giới đầu tư cũng chứng kiến lãnh đạo nhiều DN hưởng lương khủng. Dàn lãnh đạo FPT nhận mức lương trung bình 250 triệu/tháng. Lãnh đạo Vinamilk thu nhập bình quân mỗi tháng trên 400 triệu đồng. Sếp Tổng công ty Cảng Hàng không (ACV) nhận lương trăm triệu mỗi tháng…

Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HSG) năm 2015 thu về 110 tỷ đồng tiền mặt và 22 triệu cổ phiếu, chưa kể khoản thu nhập gần 130 triệu đồng mỗi tháng… Tập đoàn Đại Dương (OGC) trả thù lao tăng gấp 10 lần năm trước lên 1,2 tỷ đồng cho chủ tịch do DN lãi lớn. Chủ tịch Tổng Công ty Khí Việt Nam - PVGAS (GAS) năm trước cũng được trả trên 70 triệu đồng/tháng, trong khi VinaCafé Biên Hòa nhận thù lao 150 triệu đồng…

Hiện tượng lương thưởng thông thường dựa theo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tăng trưởng bền vững của Vinamilk hay tốc độ tăng trưởng nhanh của Hoa Sen, Thế Giới Di Động khiến các khoản lương thưởng cao chót vót của lãnh đạo các DN được giới đầu tư đón nhận như một lẽ thường tình.

Nhưng cũng có trường hợp, cổ đông chất vấn gay gắt về lương thưởng của lãnh đạo DN.

Tại ĐHCĐ Techcombank tuần qua, nhiều cổ đông NH đã chất vấn tại sao từ 2011 tới nay NH quên quyền lợi của cổ đông, không chia cổ tức cho cổ đông, trong khi lương thưởng của lãnh đạo vẫn ở mức cao.

Tại nhiều DN, đặc biệt DN nhà nước, lãnh đạo có mức lương thưởng khá cao cho dù kết quả kinh doanh không thực sự ấn tượng, DN kinh doanh khó khăn còn công nhân thị bị nợ lương, bảo hiểm… Trong một số trường hợp, lãnh đạo BGĐ hưởng lương khủng lên tới cả tỷ đồng/tháng nhưng chủ sở hữu không hay.

Trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp, DN trả lương cao cho lãnh đạo DN không hề gây phản ứng do DN làm ăn tốt. Nhưng ngược lại, không ít trường hợp lãnh đạo lương rất thấp nhưng vẫn vấp phải phản ứng của NĐT, cổ đông do DN làm ăn không hiệu quả triền miên. 

Nhiều NĐT cho rằng, lương thưởng thấp chưa nói lên điều gì bởi lương và thu nhập là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong một số trường hợp, DN làm ăn kém hiệu quả, ban lãnh đạo lương thưởng thấp nhưng chưa chắc thu nhập đã thấp.

M. Hà