Theo tin tức từ Reuters, Washington đã ra lệnh cho một số nhân viên đại sứ quán rút khỏi Ukraina sau kêu gọi công dân Mỹ rời nước này càng sớm càng tốt.

{keywords}
Tổng thống Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, Thụy Sĩ, hồi tháng 6/2021. Ảnh: Reuters

Reuters dẫn lời một quan chức Nhà cho biết, ông Putin đã đề nghị điện đàm với ông Biden vào thứ Hai tới, nhưng nhà lãnh đạo Mỹ muốn cuộc gọi diễn ra sớm hơn.

Trong hôm nay (12/2), Australia, New Zealand, Đức và Hà Lan đã tham gia cùng các nước khác kêu gọi công dân của mình rời Ukraina. Trước đó, Washington lên tiếng nói rằng một cuộc tấn công của Nga, bao gồm cả khả năng tấn công từ trên không, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của phương Tây về kế hoạch tấn công Ukraina, viện dẫn việc Nga điều động hơn 100.000 quân tới gần biên giới Ukraina là để duy trì an ninh trước sự hiếu chiến của các đồng minh NATO. Nga cũng tố phương Tây truyền bá sự dối trá và cùng ngày 12/2 thông báo quyết định "tối ưu hóa" số lượng nhân viên ngoại giao ở Ukraina vì lo ngại "sự khiêu khích" của Kiev hoặc bên khác. 

Moscow không giải thích liệu điều đó có nghĩa là giảm nhân sự hay không, nhưng khẳng định đại sứ quán và các lãnh sự quán Nga ở Ukraina sẽ tiếp tục thực hiện các chức năng chính của họ. 

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Washington sẽ nhanh chóng áp đặt cấm vận nếu Nga tấn công Ukraina.

Trong cuộc điện đàm với ông Blinken, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tố Mỹ tuyên truyền sai lệch về nguy cơ chiến tranh ở Ukraina và làm ngơ yêu cầu an ninh của Moscow. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga, ông Lavrov khẳng định Nga không chấp nhận mọi hành động làm suy yếu an ninh châu Âu – Đại Tây Dương.

Cùng ngày 12/2, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraina đang leo thang nhưng Berlin đang cố gắng hết sức để tìm ra một giải pháp ngoại giao.

Tổng thống Putin đang tìm kiếm các đảm bảo an ninh từ người đồng cấp Mỹ nhằm ngăn chặn Kiev gia nhập NATO và việc triển khai tên lửa ở gần biên giới của Nga. Washington coi nhiều trong số các đề xuất này là không thể khởi đầu được, nhưng thúc đẩy Kremlin thảo luận chung với Washington và các đồng minh châu Âu.

Ông Biden từ lâu tin rằng một cuộc đối thoại trực tiếp với ông Putin có thể là cơ hội tốt nhất để tìm ra giải pháp.

Hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ từng điện đàm trong tháng 12 năm ngoái nhưng không đạt bước tiến nào. Các nhà ngoại giao của hai nước cũng chật vật cố tìm ra tiếng nói chung. Các cuộc đối thoại 4 bên ở Berlin giữa Nga, Ukraina, Đức và Pháp ngày 10/2 cũng không mang lại kết quả. 

>>> Xem thêm tình hình căng thẳng tại Ukraina

Thanh Hảo

Nga rút nhân viên ngoại giao khỏi Ukraina, Mỹ sắp sơ tán sứ quán

Nga rút nhân viên ngoại giao khỏi Ukraina, Mỹ sắp sơ tán sứ quán

Hãng tin nhà nước Ria Novosti của Nga hôm nay (12/2) đưa tin, Nga đã bắt đầu rút nhân viên ngoại giao khỏi Ukraina. Trong khi AP cho hay Mỹ sắp sơ tán sứ quán ở Kiev.