Khá nhiều doanh nghiệp nhờ có sự hỗ trợ của VCCI mà đã vượt qua khó khăn, thậm chí chuyển bại thành thắng khi kinh doanh quốc tế. Song theo lãnh đạo VCCI, “phao cứu sinh” đầu tiên của doanh nghiệp chính là doanh nghiệp.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang tiến những bước rất mạnh mẽ trên hành trình đưa sản phẩm Việt Nam đi ra toàn cầu. Việc cần làm là tiếp tục kiến tạo văn hóa kinh doanh gắn với phát triển bền vững.
Một số doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đang thực hiện được việc “đánh cá voi ở nước ngoài”, đưa sản phẩm, giải pháp công nghệ số “Made by Vietnam” của mình bán ra thị trường nước thứ ba từ một nước phát triển như Nhật Bản.
Thế giới hiện nay có nhiều bất ổn. Cục diện thế giới đang thay đổi mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều thách thức song cũng đem lại không ít cơ hội. Doanh nghiệp Việt cần phải thích ứng và chớp cơ hội kịp thời.
Muốn phát triển lên một tầm cao mới, cạnh tranh với cường quốc năm châu về công nghệ, thì phải đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) giống như họ. Nếu không làm chủ được công nghệ thì sẽ chỉ đi làm ô-sin.
Game nước ngoài có hình ảnh cầu thủ Cristiano Ronaldo hay nhóm nhạc Blackpink sẽ thu hút rất nhiều người chơi. Nhưng có bao nhiêu cầu thủ, ca sĩ Việt nổi tiếng toàn cầu có thể giúp sản phẩm game Việt vươn tầm quốc tế?
Văn hoá doanh nghiệp phù hợp chính là văn hóa mà sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Như vậy, văn hoá doanh nghiệp có thể phù hợp với một giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Không ít thương hiệu Việt đang là đối tác tin cậy của các công ty, tập đoàn lớn tại xứ sở Hoa Anh Đào, doanh số hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đô la Mỹ, nhân sự lên tới hàng nghìn người.
Trong biến động toàn cầu, doanh nghiệp Việt phải đối mặt rất nhiều thách thức ứng phó khủng hoảng. Không ít doanh nghiệp công nghệ đang chật vật khi ra thị trường quốc tế.
Tháng 6/2022, Trịnh Khánh Hạ, co-founder của Vulcan Augmetics, một startup về tay robot cho người khuyết tật thông báo gọi vốn trên một cộng đồng khởi nghiệp. Sau vài câu trao đổi, Khánh Hạ đồng ý trả lời phỏng vấn.
Sau khi đạt thứ hạng cao trong các cuộc thi Tin học, lập trình quốc tế, nhiều người Việt trẻ đã tự tin bước ra môi trường cạnh tranh toàn cầu, góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam có nhiều chuyên gia công nghệ hàng đầu.
"Chúng tôi tổ chức ký thoả thuận hợp tác, phía Mỹ tổ chức tại một nhà hàng rất đơn sơ, ấm cúng; trong khi đó phía doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng buổi lễ phải hoành tráng, long trọng. Tôi chắc hôm đó, doanh nghiệp Việt Nam có phần hơi thất vọng."
Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi vẫn là sản phẩm của Việt Nam phải hiện diện tại thị trường Mỹ, Canada, góp phần đưa doanh nghiệp Việt Nam trở thành công ty toàn cầu.
Đó là nhận định của TS. Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, người được Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh là Nhà lãnh đạo toàn cầu.
Vì sao sau những sự phát triển vượt bậc tạo ra các ‘con rồng châu Á’ như Singapore, Hàn Quốc, chưa có quốc gia ở thế giới thứ ba nào thành công vươn lên thế giới thứ nhất?
Là cố vấn thương mại của Chính phủ Pháp, nhiều năm làm lãnh đạo doanh nghiệp quy mô toàn cầu, tham gia giảng dạy ở các trường đại học danh tiếng, GS. Phan Văn Trường được các bạn trẻ gọi với cái tên rất gần gũi: thầy Trường.
Với mạng lưới đổi mới sáng tạo hơn 1.600 chuyên gia, trí thức người Việt, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia đặt mục tiêu có 500 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo vào năm 2030.
Những doanh nghiệp lớn ngày hôm nay phần lớn đều bắt đầu là không-ai-cả. Nhưng họ không ngừng nỗ lực vươn lên nhờ vào suy nghĩ lớn (think big), khẳng định vị trí của mình trước khi hội tụ thêm nguồn lực để đi ra toàn cầu.
Thuận lợi thường không tạo ra sự xuất sắc. Gian khổ thì có thể. Đã là doanh nhân thì không chọn sự dễ dàng. Vì
dễ dàng tạo ra sự trung bình. Mà sự trung bình thì không tồn tại được trong cạnh tranh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp công
nghệ số ngày 16/01 ở Hà Nội.
Về sáng kiến truyền thông
Hành trình Việt Nam là một Sáng kiến truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông khởi xướng, báo
VietNamNet và Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông thực hiện.
Sáng kiến bao gồm nhiều hoạt động truyền thông nhằm cổ vũ doanh nghiệp Việt đi ra thế giới, tôn vinh và
lan
toả giá trị Việt Nam qua những câu chuyện khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khắc hoạ một thế hệ doanh
nghiệp có
tinh thần dân tộc, gánh sứ mệnh quốc gia; góp phần hiện thực hoá mục tiêu Việt Nam 100 năm: Năm 2045,
trở
thành nước phát triển, có thu nhập cao, phồn vinh, hạnh phúc.
Liên hệ Ban tổ chức: Chương trình Hành trình Việt Nam tại VietNamNet
Báo VietNamNet, tầng 3, toà nhà C’land, 156 ngõ Xã Đàn 2, P. Nam Đồng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội.
ĐT: 0243 7722729
Hotline: 19001081 (8-20h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
Email: [email protected]