'Năm ngoái tôi đã háo hức khi được mời hát ở Điều còn mãi nhưng đến phút cuối lại báo hoãn khiến tôi rất buồn. Thế nhưng năm nay, báo VietNamNet lại tổ chức lại khiến tôi vô cùng hạnh phúc', ca sĩ Đăng Dương nói.
VietNamNet xin giới thiệu phần 3
của cuộc bàn tròn trực tuyến về hòa nhạc Điều còn mãi với sự tham gia của các
khách mời là Nhạc trưởng Lê Phi Phi, NSƯT Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Dàn nhạc
giao hưởng Quốc gia, ca sĩ Đăng Dương và ca sĩ Tùng Dương.
Xem nội dung phần cuối của cuộc bàn tròn
Sức mạnh của Quốc ca trong hòa nhạc Điều còn mãiNhạc trưởng Lê Phi Phi: Hồng Nhung hát Nhớ về Hà Nội không biết bao nhiêu lần nhưng bản thân cô ngay sau khi hát tại Nhà hát Lớn trong chương trình Điều còn mãi cũng phải thốt lên rằng chưa bao giờ bài này mà gọi nhiều cảm xúc tới như vậy. Và chính khán giả cũng cảm nhận được điều đó. Có nghĩa là chương trình đã mang những màu mới, đó là điều mà những người tham gia chương trình đều cảm thấy tự hào.
Đấy là tự hào mà tạm thời tôi không nói tới ý nghĩa về chính trị mà là tự hào được tôn vinh nền nghệ thuật âm nhạc ở một khía cạnh mới, khuôn mặt mới, hoàn cảnh mới. Và sự tự hào đó cũng như một độc giả viết một bài quốc ca. Quốc ca như chúng ta biết, đã nghe rất nhiều lần rồi nhưng khi dàn nhạc giao hưởng phối và chơi lại bài đó nó lại có một sức mạnh rất lớn về sự truyền tải cảm xúc. Các nghệ sĩ chơi những nhạc cụ khác nhau đã thăng hoa cùng với nhau mà không một ban nhạc nào có được. Đó cũng chính là tự hào của mỗi người làm chương trình này.
Các khách mời NSƯT Nguyễn Trí Dũng, nhạc trưởng Lê Phi Phi, ca sĩ Tùng Dương trò chuyện với nhà báo Ngân Phương. |
NSƯT Nguyễn Trí Dũng: Mỗi lần tôi nghe đâu đó kể cả những cuộc mít tinh ở một đơn vị nào đó mà chơi bản Quốc ca bằng đàn organ tôi bức xúc vô cùng vì nó không còn cảm xúc và thiêng liêng nữa. Chúng tôi có rất nhiều cơ hội được chơi Quốc ca, những chuyến lưu diễn nước ngoài, bao giờ trước chương trình chúng tôi cũng chơi Quốc ca. Và theo dõi những kiều bào ta ở nước ngoài, dù chúng tôi không nhìn thấy trực tiếp nhưng chúng tôi biết rằng, họ đang chảy nước mắt. Đó là cảm xúc hết sức thật. Và ngay cả các chương trình ở đất nước ta cũng vậy thôi, đặc biệt là chương trình Điều còn mãi thì nó xảy ra đúng thời khắc lịch sử thiêng liêng - ngày 2/9 nên đã gọi cho chúng tôi thật nhiều cảm xúc.
Quốc ca mà được chơi bằng dàn nhạc giao hưởng có một sức mạnh ghê gớm và lần nào tôi cũng sởn gai ốc, ngay cả khi tôi đang nói đây mà tôi cũng bị như thế. Cho nên Quốc ca là điểm nhấn vô cùng quan trọng để bắt đầu Điều còn mãi. Nó tôn vinh, đẩy lòng tự hào tự tôn dân tộc, bên cạnh đó, sau Quốc ca là các làn điệu dân ca, các tác phẩm khí nhạc dù là những tác phẩm đã được nhiều khán thính giả biết đến và cũng có những tác phẩm lần đầu được vang lên thì nó cũng đều gây cho người ta những cảm xúc tốt đẹp về tình yêu con người, nhân ái, tình yêu đất nước.
Ca sĩ Đăng Dương: Dù không được thường xuyên hát với dàn nhạc giao hưởng nhưng mỗi lần hát đều mang lại cho tôi cảm xúc đặc biệt. Trong cuộc đời, tôi có 2 lần được tham gia nhạc kịch và không chắc có lần thứ 3 hay không nhưng thực sự là đối với tôi hát với dàn nhạc giao hưởng là điều hạnh phúc.
Năm ngoái tôi đã háo hức khi được mời hát ở Điều còn mãi nhưng đến phút cuối lại báo hoãn khiến tôi rất buồn. Thế nhưng năm nay, báo VietNamNet lại tổ chức lại khiến tôi vô cùng hạnh phúc.
Ca sĩ Tùng Dương hạnh
phúc vì được trở lại Điều còn mãi lần 2 |
Ca sĩ Đăng Dương: Dương thì luôn luôn nghĩ rằng với mỗi quốc gia thì giá trị cao nhất vẫn là giá trị truyền thống của họ, cái để họ khác biệt với tất cả quốc gia khác. Khi mà bảo tôi thể hiện điều gì trước các bạn thế giới, chẳng hạn vừa qua tôi tham gia Liên hoa Jazz châu Á chẳng hạn thì tôi sẽ mang cái gì? Đương nhiên tôi sẽ mang bản sắc văn hóa Việt của mình ra để tham dự.
Dù là tính hàn lâm nhưng qua mỗi buổi hòa nhạc tôi cũng mong muốn rằng VietNamNet sẽ có thêm những sự đột phá hơn nữa ngoài tính hàn lâm và tính dân tộc đã có.
Đột phá có thể về nội dung để gây bất ngờ cho công chúng chứ không phải buổi hòa nhạc mà nó giống nhau ở các buổi hòa nhạc khác về tính kinh viện. Từ việc mời nghệ sĩ, chọn bài, cách thức thể hiện ra sao để làm cho chương trình luôn tơi mới và tinh thần dân tộc luôn luôn ngự trị trong đó.
Cốt lõi là phải giữ được bản sắc của Điều còn mãi
Nhà báo Ngân Phương: Vậy trước ý kiến của ca sĩ Tùng Dương, theo anh Lê Phi Phi và anh Trí Dũng, chúng ta có thể làm gì để mang lại sự tươi mới và bước đột phá cho Điều còn mãi?
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Bất kể chương trình nào, ý tưởng rất là quan trọng. Tuy nhiên, người thiết lập chương trình cũng sẽ phải không cho phép mình lặp lại. Chẳng hạn chương trình này 100 năm nữa vẫn sẽ diễn ra, mục đích có thể vẫn thế những cách thức phải thay đổi và mỗi lần chúng ta phải đầu tư thêm để đa dạng hóa về nội dung cũng như loại hình âm nhạc. Tôi tin tưởng rằng tại khán phòng Nhà hát lớn 2/9 sắp tới đây, Chiếc khăn Piêu do Tùng Dương thể hiện sẽ là một bản phối hoàn toàn mới.
Ý tưởng thì nhiều nhưng cần phải có một ban để đứng ra cân bằng các ý tưởng. VietNamNet có thể kết hợp với Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia, Hội nhạc sĩ VN, thậm chí là một đơn vị nào khác nữa... Việc VietNamNet kết hợp với anh Dũng để làm chương trình này là rất tốt, sẽ có nhiều ý tưởng rất hay.
NSƯT Nguyễn Trí Dũng: Tôi nhất trí với ý kiến của anh Phi nhưng cái cốt lõi của câu chuyện là mình phải giữ được bản sắc của Điều còn mãi. Sau mỗi một chương trình chúng ta nên nghe ngóng dư luận để có những ý kiến đóng góp quan trọng để sắp xếp chương trình hợp lý hơn. Tôi ủng hộ ý kiến để làm tươi mới nhiều màu sắc hơn cho Điều còn mãi nhưng vẫn giữ được bản sắc vốn có.
Tuy nhiên, chúng ta nên tôn trọng cũng nên tận dụng ý kiến cố vấn của các nhà chuyên môn đồng thời cũng xây dựng trao đổi những ý tưởng để nêu chủ đề từng năm. Ví dụ như năm nay chúng ta lấy chủ đề là Ca ngợi tổ quốc cũng rất phù hợp bởi có nhiều sự kiện trọng đại như Kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9. Chính vì thế chương trình năm nay tập trung những bài hát ca ngợi tình yêu đất nước. Và sang năm chúng ta có thể lấy chủ đề khác trong đó vẫn có thể dân ca, tình yêu, ca ngợi quê hương đất nước...
Ca sĩ Đăng Dương
(ngoài cùng bên trái) |
Nhà báo Ngân Phương: Anh Phi có nhớ năm 2010, Điều còn mãi có làm về chủ đề Thăng long Hà Nội rất thành công và được đánh giá rất cao?
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Cho tới bây giờ, từ khi chương trình tổ chức năm 2009 tới nay, chưa có một đánh giá nào về chương trình là không đi đúng mục đích và tôn chỉ thực hiện. Tôi tin tưởng VietNamNet và dàn nhạc giao hưởng phối hợp thực hiện sẽ rất tốt. Tôi cũng mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Bộ văn hóa không chỉ là hoan nghênh bằng những tiếng vỗ tay, bằng những dòng chữ trên giấy mà bằng những hành động thiết thực.
Nhà báo Ngân Phương: Tức là phải coi buổi hòa nhạc này thành sự kiện quốc gia?
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Tôi nghĩ nếu ngay bây giờ mà coi sự kiện này là một sự kiện văn hóa quốc gia thì sẽ có nhiều ý kiến phản biện. Nhưng tạm thời chương trình này rất nên nhận được sự trợ giúp, nâng đỡ của các cấp cao hơn trong ngành Văn hóa. Tôi cũng muốn các nhà tại trợ là các doanh nghiệp. Bởi chương trình vào ngày 2/9 có rất nhiều các doanh nhân đi nghe, tôi mong họ biến cảm xúc của mình thành những hành động thiết thực để giúp nghệ sĩ, giúp chương trình được đầu tư nhiều hơn nữa. Chứ mỗi lần tổ chức thế này VietNamNet cứ một thân một mình sẽ rất vất vả. Tôi biết VietNamNet đang cố gắng gồng hết lên, nhưng gồng được bao nhiêu năm?
Tôi rất thích cái tên Điều còn mãi
Nhà báo Ngân Phương: Không biết anh Dương, anh có ý kiến gì mới trong chương trình tới đây không?
Ca sĩ Đăng Dương: Chương trình tới đây tôi được hát 2 tác phẩm: Bài ca xây dựng và Tổ quốc gọi tên mình rất hợp với tôi. Cảm xúc thì đương nhiên vẫn dạt dào như lần đầu tiên. Tôi rất hứng thú khi tới đây sẽ hát 2 bài này. Là nghệ sĩ tôi chỉ mong các ban ngành để ý hơn nữa theo dõi những chương trình như thế này nhiều hơn nữa và cũng có những đóng góp lớn hơn nữa cho chương trình ngày càng phát triển.
Thực ra chương trình này tập mất rất nhiều thời gian và tốn kém nhưng lại chỉ diễn được một buổi thì lãng phí quá. Nếu như được tài trợ để diễn được nhiều hơn thì thật tuyệt. Ít ra chương trình cũng diễn được 2 buổi.
Nhà báo Ngân Phương: Chúng ta có thể tham vọng mang vào trong TP.HCM?
4 vị khách mời: Được như vậy thì quá tốt!
Nhà báo Ngân Phương: Thế còn Dương, anh Phi vừa nói năm nay 'Chiếc khăn Piêu', bài hát mà anh đã từng hát rất nhiều sẽ có bản phối khác, anh đã làm gì để có một 'Chiếc khăn Piêu' hoàn toàn khác?
Ca sĩ Tùng Dương: Tôi đã ấn tượng bài hát anh Đăng Dương hát trong Điều còn mãi những năm trước là Trường ca sông Lô. Anh Đăng Dương đã rất ý thức được sự thiêng liêng khi hát bài này. Đó là lý do tôi đã chuẩn bị cho mình rất nhiều tâm thế để hát sao cho thật cháy bỏng với dàn nhạc. Dù tôi theo dòng nhạc nhẹ nhưng không vì thế tôi lơ là với các dòng nhạc khác. Tôi sẽ cố gắng gây những bất ngờ cho công chúng bằng sự tâm phục khẩu phục chứ không phải sự thay đổi nhất thời.
Nhà báo Ngân Phương: Và sẽ không có màn nhảy nhót chứ?
Ca sĩ Tùng Dương: Chắc không ai cấm điều đó, có khi lúc thăng hoa dàn nhạc còn hát cùng với tôi.
Nhà báo Ngân Phương: Sau Điều còn mãi, anh dự định gì?
Ca sĩ Tùng Dương: Tôi rất thích cái tên Điều còn mãi, cá nhân tôi sẽ mong muốn cho ra đời những tác phẩm của mình để còn mãi trong lòng công chúng.
Ban Văn Hóa
Ảnh: Lê Anh Dũng
Trân trọng cảm ơn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-VietinBank (nhà tài trợ Kim cương), Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài gòn - Sabeco (Tài trợ Đồng). Đơn vị hỗ trợ kinh phí tổ chức: Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet (VIETNAMNET JSC). Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội tài trợ địa điểm Nhà hát Lớn Hà Nội. |