- Đó là câu chuyện trích từ nhật kí của mình mà mình rất mong được lắng nghe và chia sẻ.

Mình có 1 cậu bạn người Anh, mấy lần đi cùng xe, bạn ý phóng nhanh vô cùng, vượt đèn đỏ, điều mà mình chưa bao giờ làm. Mình hỏi bạn ý “Sao đi xe anh cứ phải phóng vượt đèn đỏ thế, ở Luân Đôn cũng  thế à?” Anh ấy quay lại, cười nhạt “Quy,.. đang ở Việt Nam mà?”.

“Quy, tớ vứt vỏ chai nước ra ngoài taxi được chứ gì?”. mình chưa kịp phản ứng thì 1 cậu bạn Mỹ “ Ô ném đi, ở Việt Nam mà!” … Sau 3 giây chưa cất lên tiếng của mình, 1 bạn Mỹ khác  nói, “Ồ ném đi, ném ở Việt Nam chứ đừng ném ở Mỹ của mình nhé” (Nguyên bản: do not throw it in My America).

{keywords}
Quy (mặc áo đỏ in hình cờ Tổ quốc, ở hàng đứng) chụp chung với các bạn người nước ngoài. (Ảnh: NVCC)
Một lần khác nói chuyện với 1 bạn Balan. Bạn ấy bảo: Việt Nam có nhiều cái lạ lạ, nên mình cũng phải làm theo thôi!

Trong tất cả mọi lần mình đều giữ sự im lặng không hiểu nổi, riêng chỉ có lần ấy là khi sắp về nước thì các bạn ở Mỹ rủ mình mua sắm ở chợ Đêm Phô Cổ,  mình đã lấy hết can đảm để nói với các bạn ấy khi tất cả đang trong những trận cười ròn rã về phương tiện đi lại của Việt Nam và việc rác thải còn nhiều và nói rằng sống ở nước ta sống còn đơn giản dễ dãi quá…

Mình lấy hết can đảm nói rằng: Mình không phủ nhận việc Việt Nam còn nghèo, còn nhiều điều cần thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là những người đến từ những đất nước đại diện cho văn minh lại đến đây để làm theo những cái mà các bạn cho là không đúng. 

Hãy sống như những điều mà khi sinh ra các bạn đã mang niềm tự hào của đất nước các bạn, dù ở đâu trên thế giới này, dù có là nơi giàu sang hay nghèo khổ hơn đất nước bạn.

Đó mới là khi bạn là chính bạn, đó mới là khi bạn tự hào về nước bạn, đó là khi bạn mang văn minh để cống hiến cho thế giới đẹp hơn.  Và, văn minh không rải cho  những quốc gia cố định mà văn minh và không văn minh tồn tại ở tất cả, nghĩa là nước nào cũng có những người đang sống với sự văn mình và ngược lại!
 
Mình nói xong (Tiếng cười dập tắt sau 3 phút). Ôi lúc ấy tai mình ù hết lại, mình vừa nói gì thế này, hàng bao năm trời tham gia nhiều hoạt động với người nước ngoài mà hôm nay mới dám liều lĩnh nói lên 1 điều mà lòng trăn trở lâu lắm rồi (Lúc ấy liếc nhìn đồng hồ là 21h30 ngày 14 tháng 6 năm 2015). Đúng là 1 giây phút lịch sử. Mình gọi đó là lịch sử vì mình đã dám nói 1 điều mà  cứ nghĩ là sao mình có thể, và điều đó đã làm mình thay đổi suy nghĩ và truyền thông điệp cho rất nhiều người bạn nước ngoài sau đó!
 
Sau 3 phút, một bạn nam người Mỹ vốn trầm nhất thốt lên phá tung sự im lặng (Mình xin được  chép nguyên văn) : “Quy, you’re right” (Quy, cậu nói đúng) và còn nguyên trong lòng mình là câu nói của đứa bạn Mỹ thân thiết, rơm rớm nước mẳt  “Hey, well-said buddy” (Đúng đấy cô bạn) . Bạn nữa tiếp lời “Awesome” (Tuyệt vời)…. Liên tiếp là những câu cảm thán và sự im lặng kéo đến lúc về! Khi về các bạn đều vỗ vai mình và chia sẻ rất nhiều  “Quy ạ, Việt Nam nên có nhiều thùng rác trên đường phố, nên khắt khe luật giao thông hơn, nên tuyên truyền nọ kia hơn, nên nên ….”. 

Đấy, các bạn ấy giờ đây lại quay trở về chính là nước Mỹ đáng yêu của các bạn ấy rồi! Một đất nước Mỹ mà đúng như tổng thống Obama gửi gắm không chỉ có những chiến lược cho mình mà còn xây dựng bước đi cho người khác.

Lúc chia tay ở sân bay, chia tay bạn bè hay nhóm đến từ Đất nước nào cũng thế thôi, mình luôn viết thư tay cho các bạn ý, và trong đó bao giờ cũng có dòng chữ “Cảm ơn bạn vì đã đến đây để hiểu hơn về Việt Nam, hiểu hơn chính bạn và giúp mình hiểu hơn về nước bạn ” Đúng vậy, hiểu hơn về Việt Nam, học hỏi điều gì đó từ dải đất nhỏ bé này, học được trong chính cả những điều bạn nghĩ còn han chế, nhưng quan trọng bạn cũng sẽ là một đại sứ của nước bạn đến Việt Nam, hãy sống là chính bạn! Lần ấy các bạn Mỹ khóc trước khi chia tay, ôm mình và nói khá nhiều về câu chuyện vỏ chai hôm đó. 

Khi trở về nước các bạn ấy kết bạn với mình qua mạng, hỏi thăm sức khỏe thường xuyên, nói chuyện qua skype  và  thậm chí bố mẹ của các bạn ấy cũng nói chuyện với mình, cảm ơn mình về một điều gì đó. 

Mình mong sao trái tim nhưng người con đất Việt của chúng ta, những du học sinh, nhưng ai mang dòng máu Việt luôn hiểu rằng Văn minh ở trong tim chúng ta chứ không phải trong cái tên Đất nước mà bạn đang ở dù là cường quốc hay là 1 dải đất nhỏ. Văn minh là cách bạn đang sống chứ không phải trong quốc tịch bạn đang mang!

Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp Báo Sinh viên Việt Nam tổ chức cuộc thi viết và sáng tác ca khúc “Sinh viên Việt Nam - Những câu chuyện đẹp”. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 150 triệu đồng. Thời gian nhận bài: từ ngày 01/11/2015 đến hết ngày 29/2/2016. Chấm thi: từ ngày 01/03/2016 đến ngày 15/3/2016.

Bài dự thi gửi về địa chỉ mail [email protected]. Ban tổ chức sẽ giới thiệu các bài dự thi trên trang mạng xã hội www.facebook.com/svvnnhungcauchuyendep.

Các bài viết nhận được nhiều sự yêu thích của người đọc sẽ được nhận các phần thưởng theo tháng và là một trong những tiêu chí xem xét trao giải thưởng.

  • Nguyễn Thị Quy (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN)