Hàng trăm chiếc ôtô thương hiệu Nhật Bản phơi nắng ở bãi đỗ phía sau một showroom bán xe trên đường Giải Phóng, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà. |
Toàn bộ lô hàng là xe mới 100%. Các mẫu ôtô tại đây chủ yếu là sedan, crossover, SUV 5 chỗ và 7 chỗ thuộc các phân khúc C, D. Ảnh: Hoàng Hà. |
Đây chỉ là một trong nhiều showroom kinh doanh ôtô ở các tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Hoàng Hà. |
Một bãi ôtô mới khác, thương hiệu Mỹ bên đường Phan Trọng Tuệ, huyện Thanh Trì cũng trong cảnh phơi nắng ngoài trời lâu ngày. Ảnh: Hoàng Hà. |
Số lượng xe tại bãi này nhiều hơn so với bãi ở đường Giải Phóng. Màu sắc, chủng loại cũng đa dạng hơn, có cả dòng 16 chỗ. Tất cả đều là ôtô mới. Ảnh: Hoàng Hà. |
Trong bối cảnh thị trường ôtô Việt Nam đối mặt với khó khăn đến từ dịch bệnh kéo dài, nhiều hãng xe đang chờ đợi "liều thuốc" hỗ trợ trước bạ từ Chính phủ, giống như những gì đã diễn ra vào nửa cuối năm 2020. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
Ngay sát đó là bãi đỗ của Xí nghiệp bus Cầu Bươu, huyện Thanh Trì. Xung quanh vắng bóng người. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
Bus Cầu Bươu có tổng cộng 10 tuyến xe buýt nội đô, số xe vận doanh là 126, số lao động tính đến thời điểm 31/1/2020 là 585 người, trong đó: lao động trực tiếp: 479, gián tiếp phụ trợ 106. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
Hiện công nhân xí nghiệp tạm nghỉ trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
Hình ảnh bãi đỗ của Xí nghiệp xe buýt Thăng Long tại quận Hoàng Mai. Xí nghiệp này có 690 lao động với 152 xe buýt, trực tiếp quản lý 9 tuyến xe. Trước đó, Sở GTVT ra quyết định kể từ ngày 8/7 tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ, gồm xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch và xe tuyến cố định từ Hà Nội đến 14 tỉnh, thành phố và ngược lại. Sở yêu cầu các đơn vị vận tải, khai thác bến xe hoạt động trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
Các đối tượng được ưu tiên hoạt động trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 gồm xe chở hàng hóa đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa trên luồng xanh quốc gia có lộ trình đi qua thành phố Hà Nội; xe chở hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các công trình xây dựng được phép hoạt động trên địa bàn. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
Loạt xe chuyên chở công nhân và xe du lịch cũng nằm phơi nắng hàng chục ngày tại một bãi đỗ thuộc khu vực quận Tây Hồ. Ảnh: Đức Anh. |
Theo lời nhân viên bảo vệ, một ngày chỉ có từ 1-2 xe ra vào để chở công nhân, còn lại nằm im một chỗ. Ảnh: Đức Anh. |
Với một công ty kinh doanh cho thuê hợp đồng du lịch tại đây, loạt xe từ 45 chỗ ngồi và giường nằm của họ đã bị "xếp xó" từ rất lâu. Ảnh: Đức Anh. |
Cũng trong cảnh nằm im đã hơn 30 ngày giãn cách là loạt xe hợp đồng từ 9 đến 16 chỗ của một đơn vị vận tải tại bãi đỗ ở một khu đô thị thuộc quận Thanh Xuân. Ảnh: Đức Anh. |
Sở GTVT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị vận tải bằng xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch và xe tuyến cố định khi hoạt động phải tuân thủ nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát hành khách của các lực lượng chức năng tại các chốt kiểm tra trên địa bàn thành phố; thường xuyên cập nhật diễn biến dịch tại các tỉnh, thành phố, các vùng dịch. Ảnh: Đức Anh. |
Dọc theo các tòa nhà, khu đô thị và vườn hoa, hình ảnh ôtô đỗ kín vỉa hè, lòng đường xuất hiện khá nhiều bất kể ngày thường hay thứ bảy, chủ nhật. Ảnh: Đức Anh. |
Trong số này có khá nhiều taxi công nghệ, xe cá nhân hoặc của các đơn vị kinh doanh vận tải. Hình tại khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy. Ảnh: Hoàng Hà. |
Những chiếc xe đưa đón công nhân, taxi không được lăn bánh đón trả khách, cũng nằm rải rác quanh khu đô thị 24/24 thay vì chỉ ban đêm vào ngày thường. Ảnh: Hoàng Hà. |
(Theo Zing)
Ô tô 'đắp chiếu' vẫn gánh phí bảo trì
Dịch Covid-19 khiến 22 tỉnh, thành phải áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hoạt động vận tải khách đều dừng. Nhiều chủ xe 1-2 tháng nay gần như không cho xe ra khỏi nhà. Nhưng các chủ xe vẫn phải gánh phí bảo trì đường bộ.